2/11/16

Dịch kiến ba khoang bùng phát: phòng tránh và xử lý thế nào

 

Dịch kiến 3 khoang đang bùng phát ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM. Với tốc độ phát triển của loài kiến ba khoang như hiện nay “không” diệt kiến ba khoang, tình trạng trẻ bị viêm da do kiến ba khoang gia tăng một cách đột biến.


Cảnh báo nguy hại dịch kiến ba khoang

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng.

Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến. Do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong, … Thân chúng có màu đen và cam, với đầu màu đen.


Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng, thích bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra khoảng 2 – 3 thế hệ/năm.


Kiến này đốt rất đau và trong bụng chứa một chất độc giống như chất cantharidin ở sâu ban miêu. Gần đây, các nhà côn trùng học đã xác định là chất pederin (C24H43O9N) có độc tính gấp 12 – 15 lần rắn hổ. Pederin có trong máu của kiến, thậm chí khi kiến chết khô 8 năm sau thì độc tính vẫn tồn tại. Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít.

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt

Nếu vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang thì nên rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối loãng. Không rửa bằng nước xà phòng vì sẽ làm tăng kích ứng. Tuyệt đối không được gãi hay chà xát mạnh vùng da bị tổn thương, sau đó bôi bằng hồ nước để làm dịu, mát chỗ tổn thương. Nếu thấy da bị phồng rộp, bỏng, rát thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi mới tiếp xúc với độc tố của kiến chỉ có đỏ da và ngứa nên dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch các chất bám lên da, sau đó dùng hồ nước bôi lên để làm mát da, dịu da. Khi đã nổi mụn nước, phỏng nước có thể bôi hồ nước, đắp dung dịch yaris giúp mát da, dịu da và làm khô, sạch tổn thương.

Nếu có xuất hiện mụn mủ dùng các dung dịch màu như xanh methylen, milian, castellani bôi lên tổn thương giúp sát khuẩn, khô sạch tổn thương. Chú ý, khi bôi không nên dùng castellani cho trẻ em vì thuốc này có thể làm trẻ đau rát khi bôi. Khi tổn thương không còn chảy dịch, khô lại có thể sử dụng mỡ kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp tổn thương mau lành.

Diệt kiến ba khoang bằng cách nào?

Kiến ba khoang rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường không có tác dụng. Trong khi đó, đặc điểm của loài côn trùng này là ưa ánh sáng, người dân có thể dựa vào đặc tính này để hạn chế kiến ba khoang vào nhà. Riêng ở khu khu chung cư nên bố trí hệ thống đèn hợp lý, chỗ xa nhà nên bố trí ánh đèn mạnh để thu hút côn trùng, càng đến gần nhà thì dùng ánh sáng dịu, đỏ, vàng”,


Loài kiến ba khoang rất khó tự diệt bằng những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, mà phải kết hợp một số hóa chất diệt côn trùng (hóa chất diệt côn trùng sinh học). Loại hóa chất này chỉ một số đơn vị nhà nước có chuyên môn trong lĩnh vực diệt côn trùng, những trung tâm chuyên nghiên cứu về côn trùng gây hại mới có.


Cách tốt nhất, khi phát hiện trong nhà mình có kiến ba khoang bạn không nên tìm cách diệt mà hãy gọi ngay cho trung tâm phòng chống côn trùng gây hại đến phun thuốc diệt kiến ba khoang là hiệu quả và an toàn nhất. Bởi nếu vô tình bạn làm chúng chết, nọc độc trên cơ thể kiến tiết ra có thể làm bạn bị tổn thương ngay lập tức

Cách phòng chống kiến ba khoang

– Giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ để phòng tránh kiến ba khoang
Vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm mùa sinh sản các loài côn trùng, phòng côn trùng hay kiến ba khoang bay vào nhà biện pháp phòng chống thông thường như thường xuyên giữ vệ sinh nhà cửa. Đặc biêt, nên cẩn thận trước khi đi ngủ nên quét dọn nhà cửa, rũ giường, buông màn.


– Giảm bớt ánh đèn vào thời điểm kiến ba khoang phát triển, sinh sản.
Đặc điểm của kiến ba khoang là ưa ánh sáng, bạn có thể dựa vào đặc tính này để hạn chế kiến ba khoang vào nhà. Riêng ở khu khu chung cư nên bố trí hệ thống đèn hợp lý, chỗ xa nhà nên bố trí ánh đèn mạnh để thu hút côn trùng, càng đến gần nhà thì dùng ánh sáng dịu, đỏ, vàng...

– Sử dụng lưới chống muỗi để ngăn kiến ba khoang bay vào nhà

– Bẫy kiến ba khoang

Bạn cũng có thể  bẫy kiến ba khoang bằng cách đặt một bóng đèn ở ngoài căn nhà, phía dưới có đặt chậu nước, kiến sẽ bị ánh sáng phản chiếu, thu hút đến và chết ở chậu nước đó. Hoặc dùng loại keo dính bắt kiến (trong điều kiện kiến ba khoang xuất hiện với số lượng ít)

Lưu ý: bạn chỉ được giết kiến thông qua các dụng cụ hỗ trợ như găng tay, vỉ bắt ruồi, ni lông,… mà không được để kiến tiếp xúc trực tiếp vào da.

0 on: "Dịch kiến ba khoang bùng phát: phòng tránh và xử lý thế nào"