28/12/18

Bổ nhiệm Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước

- Không có nhận xét nào
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018.

Ngày 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - ảnh:internet

Cùng trong quyết định này, Thủ tướng cũng bổ nhiệm các thành viên giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch của Hội đồng. Cụ thể:

Bổ nhiệm GS.TS Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng GD&ĐT giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng.
Bổ nhiệm GS.TS.VS Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

Bổ nhiệm GS.TS Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao.

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có trách nhiệm xét công nhận, bổ nhiệm hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng quyết định bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018.

GS Phùng Xuân Nhạ sinh năm 1963 tại xã Tống Phan (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Trước khi được làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nhạ từng giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông được công nhận chức danh Giáo sư ngành kinh tế năm 2016; là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.

Nguồn: trithucvn.net

27/12/18

Chào bé Lê Văn Đạt, em còn làm ở đó không ta? cô gái đến từ Quận Cam

- Không có nhận xét nào

Thuế nợ nghìn tỷ chưa thu đã vội thu thuế xe ôm?

- Không có nhận xét nào
Theo chuyên gia kinh tế TS. Bùi Trinh, giải pháp thu thuế xe ôm quán cóc là không nên và bất khả thi khi số tiền nợ thuế chưa thu được lên đến 79 nghìn tỷ.

Những con số giật mình

Tổng cục Thuế vừa có công văn số 4965 chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán năm 2019. Trong đó đưa xe ôm, hộ kinh doanh quán cóc, vỉa hè với ngưỡng thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên vào diện xem xét đánh thuế, gây xôn xao dư luận.

Trả lời PV, chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Trinh cho biết, trong khi ngành thuế chỉ đạo thống kê dữ liệu của người hành nghề xe ôm, bán hàng quán cóc vào diện thu thuế thì một con số khác do ngành thuế đưa ra sẽ khiến dư luận giật mình, đó là số nợ thuế lên đến 79.000 tỷ đồng chưa được thu hồi.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ tính đến 30/11/2018 là 79.069 tỷ đồng. Trong đó, tiền thuế nợ có khả năng thu là 43.342 tỷ đồng (nợ dưới 90 ngày là 11.057 tỷ đồng; nợ trên 90 ngày là 32.285 tỷ đồng). Số nợ này chiếm tỷ trọng 54,8% tổng số tiền thuế nợ.

Bên cạnh đó, tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 35.727 tỷ đồng.

TS. Bùi Trinh


“Số nợ thuế này vì sao không thu được, ai chịu trách nhiệm? Đây mới là vấn đề ngành thuế cần trả lời trước dư luận, người dân”, TS. Bùi Trinh nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tổng cục thuế lại ra công văn tới cục thuế các địa phương đưa xe ôm, quán cóc, kinh doanh vỉa hè với ngưỡng thu nhập từ 100 triệu/năm vào diện đánh thuế. Vấn đề là có cán bộ thuế nào đủ quyết tâm chạy theo một anh xe ôm? Một chị bán hàng rong… để thống kê chính xác thu nhập của họ. Đề xuất bởi vậy chắc chắn sẽ không thực tế, thiếu khả thi.

Gốc rễ của vấn đề

Lý giải về đề xuất trên, TS. Bùi Trinh cho biết, trước hết gốc rễ chỉ đạo của Tổng cục Thuế đến từ sự chênh lệch hai con số, một bên thống kê của Tổng cục Thống kê và một bên từ ngành thuế.

Về nguyên tắc, Tổng cục Thống kê thống kê tất cả các cá nhân kinh doanh, kể cả những người làm tự do, buôn bán nhỏ. Trong khi, cơ quan thuế chỉ quản lý thuế với những hộ có địa điểm kinh doanh cố định. Do mục đích thống kê là khác nhau dẫn đến những sai lệch trong số liệu.

Theo Tổng cục Thống kê, số liệu của điều tra cơ sở kinh tế của Tổng cục Thống kê là cơ sở để ngành thuế nắm, từ đó quản lý thuế sát hơn. Thực tế cũng có những hộ kinh doanh chưa khai đủ, giấu doanh thu dẫn đến thất thu thuế. Tổng cục Thuế đã yêu cầu đưa ngay vào diện quản lý thuế những hộ kinh doanh bị sót kể trên.

Các cục thuế cũng được yêu cầu phải thường xuyên rà soát đảm bảo có dữ liệu giải trình khi có yêu cầu với các cá nhân kinh doanh không thường xuyên, như xe ôm, chủ thầu xây dựng vãng lai, kinh doanh quán cóc vỉa hè, hộ kinh doanh tại các địa điểm tự phát, không được cấp phép hoạt động chính thức như chợ tạm, chợ cóc, xóm, làng, thôn, bản…

Theo TS. Bùi Trinh, việc thu thuế với quán cóc, xe ôm…là không nên và không khả thi.

“Theo tôi, việc sai lệch số liệu là bình thường vì đối tượng thống kê là khác nhau, theo tài liệu hướng dẫn tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2017, cơ quan thống kê khi thống kê đã đưa cả những người kinh doanh hàng rong, xe đẩy, bán xôi, bánh mì, xe cà phê di động, xe ôm hay người kinh doanh thời vụ vào.

Trong khi đó tiêu chí để lập bộ và đưa vào danh sách quản lý thuế đối với cơ quan thuế phải là những người kinh doanh ổn định, có doanh thu hằng năm từ 100 triệu đồng trở lên. Như vậy, đối với những hoạt động kinh doanh dạng trên, cơ quan thuế không thể thu thuế và không nên thu thuế”, ông Trinh bày tỏ.

Ông Trinh cũng thẳng thắn: “Vấn đề không phải cứ có thu nhập là nhăm nhăm đánh thuế mà mức thu nhập bao nhiêu mới đánh thuế. Những người như xe ôm, bán hàng rong, hát rong… là những người không có nghề nghiệp ổn định trong xã hội, thu nhập của những người này vì thế cũng bấp bênh, có khi thu nhập cả đời của họ cũng không bằng số lẻ của thất thoát lãng phí”.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bày tỏ lo lắng, vì các đối tượng ngành thuế đề cập phía trên là rất nhỏ, rải rác và không ổn định trong công việc cũng như thu nhập. Việc thu thuế với những đối tượng này theo ông Phong là khó và tính khả thi không cao.

Thậm chí, vị chuyên gia này còn cảnh báo, nếu không có chế tài quản lý bài bản vô tình có thể trở thành kênh để lạm dụng cho những người được giao để thu thuế các đối tượng trên.

Nguồn: nguoiduatin.vn