27/4/17

Danh sách quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu, Na Uy đứng đầu, còn Việt Nam?

- Không có nhận xét nào
< Báo Vison Times > Trong bài báo mới nhất công bố vào ngày 20 tháng 3, Na Uy vượt qua Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu. Đài Loan xếp hạng thứ 33, Đại Lục Trung Quốc xếp hạng 79. Bài báo cáo này chỉ có ý kêu gọi quốc gia xây dựng lòng tin và bình đẳng xã hội, thúc đẩy phúc lợi công dân.


Theo bài báo của “USA today”, Na Uy là đất nước Scandinavian chỉ có 5 triệu dân số nổi tiếng với vịnh hẹp hoành tráng, tuần lộc và “mặt trời nửa đêm” (Midnight Sun), được đánh giá xếp hạng nhất về mức độ hạnh phúc trong số 155 quốc gia trong bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc vừa mới ra ngày thứ hai tuần này.

Sự giàu có về dầu mỏ giúp Na Uy từ vị trí thứ tư năm ngoái vượt qua Đan Mạch chiếm lên ngôi đầu bảng. Dựa vào sản lượng kinh tế để đo lường, sự giàu có về dầu mỏ làm gia tăng thu nhập bình quân đầu người mỗi năm vượt quá 100 ngàn USD, gần như là gấp đôi nước Mỹ. Điều này cũng giúp Na Uy có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nước Mỹ (4.7%) và làm giảm tính mất quân bình về thu nhập, tức là sự chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo chỉ bằng 1/3 nước Mỹ.


Các quốc gia ở phía bắc địa cầu hạnh phúc hơn

Khí hậu lạnh giá hầu như cũng có liên quan đến hạnh phúc: Căn cứ theo danh sách xếp hạng của “báo cáo hạnh phúc thế giới” lần thứ năm, top 7 quốc gia đều là ở khu vực phía bắc của địa cầu: Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan và Canada.

40 năm trước, người tiên phong khai sáng kinh tế học hạnh phúc, nhà kinh tế học nhân khẩu nổi tiếng của Mỹ ông Richard A.Easterlin đã dẫn nhập khái niệm về “chỉ số hạnh phúc”.

Một trong những tác giả viết bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc Jonh Helliwell nói: “thông qua lựa chọn sản xuất dầu, và tiến hành đầu tư vì lợi ích của con cháu đời sau, Na Uy bảo vệ được kinh tế trong nước để tránh xảy ra nhiều biến động trong nền kinh tế dầy mỏ phong phú khác.”

Vị giáo sư Hollyville của trường đại học University of British Columbia Canada nói: “Quốc gia dành được thành quả tích cực có sự tin cậy lẫn nhau rất cao và mục tiêu chung, chính phủ quản lý phóng khoáng và tốt đẹp”. “Tất cả những điều này đều có thể được phát hiện tại Na Uy và các quốc gia được xếp hạng ở top đầu.”

Mức độ hạnh phúc của Mỹ hầu như là đang giảm xuống. Có lẽ là do sự khôi phục nền kinh tế quá chậm và sự thay đổi thế cục của các đảng phái chính trị, nước Mỹ từ xếp hạng thứ 13 của năm ngoái tụt xuống vị trí 14 năm nay. Tuy nhiên, người Mỹ hạnh phúc hơn dân chúng của Châu Âu: nước Đức (đứng thứ 16), nước Anh (đứng thứ 19) và nước Pháp (đứng thứ 31).

Người dân Trung Quốc không hạnh phúc bằng 25 năm trước

Báo cáo này còn cho thấy, trong khu vực Châu Á, Trung Quốc xếp thứ 79, Đài Loan xếp thứ 33, Hàn Quốc xếp thứ 56, Nhật Bản xếp thứ 51.

Trong đó, với sự tăng trưởng nhanh chóng về thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc trong 25 năm vừa qua đã hình thành sự đối lập rõ rang, người dân Trung Quốc so với 25 năm trước lại càng không hạnh phúc. Đánh giá mức sống của người Trung Quốc từ 1990 đến năm 2005 vẫn luôn cho thấy sự suy giảm ổn định, từ sau đó lại khôi phục trở lại mức độ của năm 1990. Họ cho rằng nguyên nhân chính yếu làm giảm hạnh phúc trong thời kỳ này là do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mức độ an toàn xã hội suy giảm.



Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 94, sau Singapore (thứ 26), Thái Lan (thứ 32), Malaysia (thứ 42), Philippines (thứ 72), Indonesia (thứ 81). Các quốc gia châu Phi như Cộng hòa Trung phi, Burundi, Tanzania, cùng với hai quốc gia Trung Đông là Syria và Yemen, nằm trong 10 nước đứng cuối bảng xếp hạng 155 quốc gia.

Tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng hạnh phúc

Trong phần báo cáo phát biểu của “mạng lưới phương án giải quyết phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc” (U.N.Sustainable Development Solutions Network) nói rõ, tuy sự biến đổi kinh tế rất quan trọng, nhưng các nhân tố như sức khỏe tuổi thọ bình quân, mức độ tự do, sự ủng hộ xã hội, độ tin cậy và mức hào khoáng của người dân cũng rất quan trọng.


Các nước xếp hạng thấp nhất là Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Tanzania, Lu Wangda và Syria.

Giáo sư Hollyville nói: “Trong số những quốc gia xếp hạng thấp nhất, tất cả 6 biến đổi chính yếu: thu nhập, sức khỏe, ủng hộ xã hội, tự do, hào phóng và tham nhũng thông thường đều có chỉ số rất thấp. Chúng còn bao gồm, chịu hành hạ vì sự xung đột nội bộ hoặc ngoại bộ hoặc vẫn muốn khôi phục đất nước từ sự phá hoại trong nền kinh tế, chính trị và văn minh của quá khứ.”

Trong kết quả điều tra khác của báo cáo này:

Trong quốc gia tương đối giàu có, nguồn gốc bất hạnh lớn nhất là tinh thần và bệnh tật.

Sự chênh lệch về thu nhập càng trở thành vấn đề trong các quốc gia tương đối nghèo.

Công việc đã đóng một vai trò then chốt, vì thất nghiệp sẽ dẫn đến mức độ hạnh phúc suy giảm rất lớn.

20/4/17

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết

- Không có nhận xét nào

Rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tổn hại thần kinh... nếu dùng không đúng cách.

Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Cần lưu ý với những tác dụng phụ của rau ngải cứu. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà. Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Những người có dấu hiệu sau đây được khuyên không nên dùng ngải cứu:
Không tốt cho người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Đẩy lùi tiểu đường nhờ trái cây tươi

- Không có nhận xét nào
Ăn trái cây tươi như táo, dâu, ổi, cam... đều đặn giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh này.


Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) rút ra kết luận trên sau khi khảo sát gần 500.000 người từ 30 - 79 tuổi trong suốt 7 năm. Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những ai không mắc bệnh tiểu đường trước lúc tham gia cuộc khảo sát, ăn trái cây tươi mỗi ngày giảm 12% nguy cơ bị tiểu đường.
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, ăn trái cây tươi hơn 3 lần/tuần giảm 17% nguy cơ tử vong vì mọi nguyên nhân.
Các chuyên gia nhận thấy chế độ ăn uống nhiều trái cây còn giảm 13 - 28% nguy cơ bị các biến chứng của tiểu đường như bệnh tim mạch và đột quỵ, so với không ăn trái cây tươi. Công trình nghiên cứu được công bố trên chuyên san PLOS Medicine.

Cát tặc hoành hành vì nguồn lợi cực lớn

- Không có nhận xét nào
Lực lượng giám sát mỏng, cơ chế chồng chéo, thiếu sự phối hợp và có tới hơn 10.000km đường sông có thể khai thác vận tải vẫn đang “ngoài vòng” quản lý được nhận định là những nguyên nhân chính khiến cát tặc đã và đang hoành hành tại nhiều địa phương.

Để làm rõ những vấn đề còn đang tồn tại trong việc quản lý hệ thống giao thông đường thuỷ  trên cả nước, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục Đường thuỷ Nội địa Việt Nam. Ông Giang cho biết:
- Theo tôi, để đánh giá một cách tổng thể trước hết cần phải định nghĩa thế nào là cát tặc. Tại Việt Nam, hoạt động khai thác cát đang có 3 dạng từ các mỏ cát, các dự án nạo vét tận thu và hoạt động khai thác trộm hay còn gọi là cát tặc. Hoạt động của cát tặc về cơ bản gồm khai thác không có giấy phép và các dự án nạo vét tận thu có giấy phép nhưng làm quá phần được phép, khai thác ngoài phạm vi mỏ không được phép. Tuy nhiên, tới nay, tất cả các dự án nạo vét tận thu đều đã phải ngừng hoặc tạm ngừng. Do đó, mọi hoạt động khai thác, nạo hút cát mạo danh nạo vét tận thu từ lòng sông hiện nay đều là trái phép.
Hoạt động khai thác cát trái phép mang lại nguồn lợi rất lớn lại khó kiểm soát nên đã và đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, gây bức xúc lớn cho người dân.
Theo ông tại sao việc kiểm soát, ngăn chặn cát tặc lại gặp nhiều khó khăn?
- Có nhiều nguyên nhân khiến việc ngăn chặn cát tặc còn hạn chế như lực lượng giám sát mỏng, cơ chế quản lý chồng chéo, thiếu sự phối hợp khi các cấp các ngành vào cuộc chưa đồng bộ tạo kẽ hở cho cát tặc lợi dụng. Ở Việt Nam, có tổng cộng khoảng 80.000km đường sông, trong đó, hơn 40.000km có thể khai thác vận tải. Tuy nhiên, lực lượng giám sát đường thuỷ chỉ gồm CSGT thuỷ (với khoảng 1.000 chiến sĩ) và thanh tra đường thuỷ (với gần 90 người).
Cục ĐTNĐ có trách nhiệm giám sát 7.000km tuyến ĐTNĐ quốc gia, còn các địa phương trên cả nước giám sát khoảng 23.000km. Như vậy còn tới 10.000km đường sông chưa được đưa vào quản lý thường xuyên. Lực lượng thanh tra của Cục mỏng, hoạt động có phần đơn độc và quyền hạn chức năng có nhiều hạn chế.
Cục không có thanh tra chuyên trách mà đều là công chức kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Bên cạnh đó, theo quy định, việc thanh tra phải có kế hoạch, chứ không được thanh tra đột xuất. Do đó, về lý thuyết, ngành đường thuỷ nội địa chịu trách nhiệm quản lý đường sông nhưng thực chất thẩm quyền không hết, nếu có phát hiện tàu chở cát lậu cũng không dừng được mà phải đến bến nào đó mới phạt được và mức phạt không cao, thẩm quyền cục trưởng cũng chỉ được phạt tối đa 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm, 150 triệu đồng đối với tổ chức nên nhiều DN cố tình chấp nhận phạt để vi phạm.
Nói như vậy thì vai trò của các thanh tra đường thuỷ ở đâu trong cuộc chiến cát tặc?
- Một tuyến đường thuỷ cấp 1 có chiều rộng 80m với 2 hành lang mỗi bên rộng 25m. Phần từ hành lang đến bờ sông thuộc quản lý của địa phương và các ngành khác. Về chiều sâu là câu chuyện của ngành thuỷ lợi. Còn chúng tôi quản lý luồng tàu và các vấn đề liên quan tới ATGT thuỷ, kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ. Tôi cho rằng, ở đây đang có bất cập trong quản lý do chồng chéo nên không hiệu quả.
Chúng tôi không né tránh trách nhiệm và vẫn đang xử lý nghiêm trong nội bộ nhưng để chống cát tặc, một mình ngành đường thuỷ vào cuộc không làm được. Thanh tra đường thuỷ dù không thể bắt cát tặc thì vẫn phải có trách nhiệm bám sát thực tế và báo cáo tình hình để phối hợp với các lực lượng chức năng khác để cùng ngăn chặn.
Trong vụ việc ở tỉnh Bắc Ninh mới đây, Cục đã yêu cầu các thanh tra khu vực đó phải kiểm điểm trách nhiệm và Cục đã làm việc với tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan truyền thông để chính thức xác nhận xem có hay không chuyện mấy chục tàu hút cát hàng đêm, nếu có Cục sẽ xử lý các thanh tra liên quan, vì rõ ràng anh quản lý ở đó mà không nắm được, không bắt được cát tặc thì cũng phải nắm được thông tin.
Cát tặc hoành hành vì nguồn lợi cực lớn ảnh 1
Vì lợi nhuận cao, nên “cát tặc” vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Ảnh: P.V
Vậy trách nhiệm của Cục thế nào với các dự án nạo vét tận thu gây bức xúc trong thời gian qua, thưa ông?
- Xác định các dự án nạp vét tận thu là phức tạp nên từ 2015 đến nay chúng tôi đã chấm dứt hợp hợp đồng với 38 dự án trong tổng số 66 dự án còn lại 15 dự án thì mới đây cũng đã dừng nốt. Kiểm tra thực tế cho thấy, những dự án này còn nhiều bất cập, chủ đầu tư chưa tuân thủ nên phải tạm dừng hoặc dừng hẳn để khắc phục tất cả các bất cập và Cục cũng đang rà soát lại trách nhiệm của các cán bộ liên quan.
Theo ông, giải pháp nào là lâu dài và vững chắc để giải quyết nạn cát tặc?
- Để ngăn chặn cát tặc, tôi cho rằng phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp các ngành liên quan. Cục đã đề xuất Chính phủ xây nghị định quản lý các hoạt động nạo vét trên sông trong đó phân vai rất rõ ai quản lý gì, khi xảy ra vi phạm xử lý thế nào và chủ động xây quy chế phối hợp với tỉnh, địa phương, giao cho tỉnh quản lý các dự án nạo vét và các tỉnh khi cấp phép khai thác các mỏ phải kết hợp với Cục. Theo tôi, hiện việc khai thác các mỏ ở các tỉnh vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ vì mỏ cát trên sông không nằm trùng luồng đường thuỷ quốc gia nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới thuỷ văn, môi trường, dòng chảy và ổn định của luồng tàu cũng như kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ.
Bất kỳ hoạt động nào đem máy móc thi công đọng tới lòng sông là phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép và các cơ quan liên quan đánh giá kỹ lưỡng. Việc khai thác cát, tài nguyên ở lòng sông nước khác cũng làm nhưng có kế hoạch quản lý cụ thể, còn ở Việt Nam đang làm rời rạc, thiếu đánh giá tổng thể.
Các ngành cần liên thông thông tin với nhau, quá trình quản lý cũng liên thông thì mới hiệu quả. Cục Đường thuỷ hiện đã xây dựng một phần mềm để người dân, tổ chức có thể gửi các phản ánh về tình trạng khai thác cát, vi phạm đường thuỷ cho cơ quan quản lý từ đó xử lý hiệu quả hơn các vi phạm cũng như ngăn chặn cát tặc tốt hơn. Cục cũng đang phối hợp với Viettel thí điểm lắp đặt camera giám sát các khu vực sông có tiềm ẩn khai thác trái phép để tăng cường giám sát.
Xin cảm ơn ông!
KHÁNH HÒA thực hiện
* Mới đây, chiều 17.4.2017, phát biểu tại hội nghị tổng kết phòng, chống thiên tai năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, Phó Thủ tướng - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn Trịnh Đình Dũng thẳng thắn: Việc khai thác cát ở các lòng sông tác động nghiêm trọng khi xảy ra thiên tai. K.K
* Giá cát tăng mạnh: Theo một số đại lý chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, kể từ đầu tháng 4, giá cát xây dựng tăng mạnh do các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát quyết liệt các hoạt động khai thác cát khiến nguồn cung cho thị trường sụt giảm. Đáng chú ý, kể từ khi Chính phủ kiên quyết chống nạn “cát tặc”, giá cát bị đẩy lên chóng mặt. Tại cửa hàng chuyên doanh vật liệu xây dựng Đãng Thu (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), giá cát có sự điều chỉnh tăng đáng kể. Cụ thể, nếu chở bằng xe ba gác thì giá cát đen là 120.000 đồng/xe, cát vàng sàng 210.000 đồng/xe, cát vàng thô 200.000 đồng/xe. Ông Nguyễn Thiềng - cai thầu xây dựng một dự án nhà ở tại Cầu Giấy (Hà Nội) - cho biết, từ tết đến nay, giá cát vàng tăng đột biến, nếu như trước tết giá cát vàng là 330.000 đồng/m3 thì nay đã lên tới 380.000 - 400.000 đồng/m3. K.LINH

Liệu người dân có mua được ôtô giá rẻ vào năm 2018?

- Không có nhận xét nào
Với các đợt giảm giá mạnh cùng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN bằng 0% vào năm 2018, người dùng kỳ vọng sẽ mua được ôtô giá rẻ, nhưng theo giới kinh doanh giá xe không giảm nhiều.
Câu chuyên ôtô giá rẻ vào năm 2018 đang là chủ đề được bàn tán xôn xao thời gian gần đây. Sức nóng của chủ đề này lan tỏa mọi lúc, mọi nơi đến nhiều tầng lớp, trong đó đối tượng đặc biệt quan tâm là những người đang có ý định mua ôtô.

Giá ôtô sẽ rất rẻ vào năm 2018?

Những tháng đầu 2017, thị trường ôtô Việt Nam chứng kiến nhiều đợt giảm giá với mức giảm hàng chục triệu, thậm chí có xe giảm đến gần 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc cơ quan chức năng công bố giá sàn ôtô nhập khẩu, trong đó có một thị trường mức giá trung bình nhập về chỉ từ 84 triệu đồng, cũng khiến nhiều người có ý định mua ôtô cho rằng giá ôtô sẽ rất rẻ trong năm tới.
Xem chi tiết quảng cáo
Bỏ qua quảng cáo sau 2s
Mua ôtô bây giờ hay đợi đến năm 2018? Năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN sẽ còn 0%, giá xe được dự báo sẽ rẻ hơn nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn quyết định mua xe ngay thời điểm này.
Anh Nguyễn Lâm, sống tại một chung cư ở Linh Đàm (Hà Nội) nhận định ôtô ở Việt Nam chắc chắn sẽ rẻ, bởi hiện nay xe ôtô nhập khẩu về Việt Nam có mức giá chỉ trên dưới 100 triệu đồng. Tuy nhiên, khi được hỏi cụ thể về dòng xe và nguồn gốc xuất xứ, những người như anh Lâm lại không nắm rõ được chi tiết.
Là một chuyên viên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chị Hoàng Bích Hạnh (Hà Nội) tiếp xúc nhiều hơn đến các chính sách thuế cũng như lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô từ khu vực ASEAN nên khuyên chồng không nên mua một chiếc Toyota Fortuner ở thời điểm hiện tại.
Chị Hạnh phân tích nếu chồng chị quyết định mua chiếc Toyota Fortuner hiện nay để chạy dịch vụ, mỗi tháng anh chị có thể kiếm 10-15 triệu đồng. Tuy nhiên, với số tiền 1 tỷ đồng, anh chị gửi ngân hàng và chờ đến năm 2018, gia đình vẫn nhận được khoản lãi hàng tháng trong khi gần như chắc chắn sẽ mua được một chiếc Toyota Fortuner đời mới với mức giá rẻ hơn hiện tại đến vài trăm triệu đồng.
Đây không phải trường hợp cá biệt. Nhiều người dùng trên các diễn đàn ôtô đều cho rằng khi thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN về Việt Nam bằng 0%, giá xe sẽ rất rẻ.
“Tôi từng dạo qua một số showroom để tìm một chiếc sedan tầm giá 700 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ còn 8 tháng nữa là đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu giảm, giá xe chắc chắn sẽ giảm nên tôi quyết định chờ đợi để mua được một chiếc xe ưng ý và có mức giá rẻ”, thành viên Lê Hoàng bình luận trên một diễn đàn ôtô.

Có thể chỉ là giấc mơ xa vời

Trái ngược với suy nghĩ của đa số người tiêu dùng, giới kinh doanh ôtô và các chuyên gia kinh tế nhận định rằng giá ôtô trong năm 2018 có thể giảm nhưng mức giảm không nhiều.
Theo giám đốc một đại lý Chevrolet ở Hà Nội, giá xe Chevrolet có thể sẽ giảm trong năm 2018. Tuy nhiên, mức giảm sẽ chỉ dao động 20-30 triệu đồng. Những dòng xe đại lý này bán ra đang có mức giá từ 279 triệu đến khoảng một tỷ đồng.
Nguoi dan co mua duoc oto gia re vao nam 2018? hinh anh 1
Giá ôtô được nhận định sẽ không giảm nhiều vào năm 2018 bất chấp thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN về 0%.
Lời khuyên của vị giám đốc này cho người tiêu dùng là nên cân nhắc nhu cầu thực tế để quyết định, không nên chờ đợi chỉ vì hy vọng giá xe sẽ giảm mà ảnh hưởng đến công việc của cá nhân, sinh hoạt của gia đình.
Có cùng quan điểm, anh Ngô Hoàng Hùng, quản lý một chuyên trang mua bán ôtô trực tuyến lớn cho rằng giá xe ở Việt Nam sẽ không rẻ. Anh phân tích với hạ tầng giao thông hiện nay, chính phủ sẽ phải có những biện pháp nhằm hạn chế lượng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ôtô. Đó là chưa kể để bù thu ngân sách khi thuế nhập khẩu giảm, Bộ Tài chính nhiều khả năng sẽ phải tăng các loại thuế, phí khác.
Ở góc độ kinh tế, chuyên gia Ngô Trí Long nhìn nhận giá bán cũng như các loại thuế, phí ôtô sẽ không giảm bởi liên quan đến nguồn thu ngân sách cũng như các chính sách nhằm bảo hộ nền công nghiệp ôtô trong nước. Vì thế, ôtô giá rẻ có thể vẫn là một giấc mơ xa vời với người Việt.

19/4/17

Sau buổi học, nữ sinh lớp 12 xinh đẹp mất tích bí ẩn

- Không có nhận xét nào
Sau khi đi ra ngoài không thấy nữ sinh về nhà, gia đình lo lắng gọi điện thì không liên lạc được. Mọi người trong gia đình nữ sinh tìm kiếm, hỏi han bạn bè nhưng không thấy.

Hà Thị Phương Linh (17 tuổi), học sinh trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn bỗng nhiên mất tích một cách bí ẩn. Ảnh gia đình cung cấp.

Ngày 19/4, anh Hà Mạnh Tuấn (trú tại thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cho biết, em gái anh tên Hà Thị Phương Linh (17 tuổi), học sinh trường THPT Bình Minh, huyện Kim Sơn bỗng nhiên mất tích một cách bí ẩn. Gia đình anh đi tìm kiếm nhiều ngày nhưng không có kết quả.

Anh Tuấn kể, chiều 27/3, Linh đi học giáo lý ở nhà thờ gần nhà. Sau giờ học, Linh về nhà và có xin phép gia đình đi ra ngoài có chút việc.

“Tuy nhiên, đến tối không thấy Linh về nhà, gia đình chúng tôi lo lắng gọi điện thoại cho Linh nhưng không liên lạc được. Người thân trong gia đình đổ xô đi tìm kiếm và dò hỏi bạn bè nhưng đều  không có tin tức”, anh Tuấn nói.

Anh trai của nữ sinh cho biết thêm, khi đi Linh không mang theo quần áo, hay chứng minh thư. Hiện tại, gia đình anh đã trình báo sự việc lên công an huyện Kim Sơn.

“Linh nghỉ học lớp 12 được khoảng 2 tháng nay. Trước thời điểm mất tích, Linh đang đi học giáo lý ở một nhà thờ gần nhà”, anh Tuấn nói thêm.

Theo anh Tuấn, Linh là con thứ 2 trong gia đình 2 anh em. Ở địa phương, Linh được đánh giá là khá ngoan, hiền chưa có điều tiếng gì. Vì hoàn cảnh của Linh khá đặc biệt, bố mất, mẹ đi làm ăn ở Gia Lai nên hai anh em sống với ông bà ngoại.

Lãnh trường THPT Bình Minh xác nhận, Linh đã nghỉ học từ đợt đầu năm 2017. Tại trường, nữ sinh có học lực trung bình, không có biểu hiện gì bất thường.

Nguồn: 24h.com.vn

Giải cứu hàng trăm người Việt bị bán sang Trung Quốc

- Không có nhận xét nào
Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 430 vụ với 600 đối tượng, lừa bán 1.500 nạn nhân, trong đó hơn 85% là mua bán ra nước ngoài (chủ yếu sang Trung Quốc).

giai cuu hang tram nguoi viet bi ban sang trung quoc

Ngày 18.4 tại TP.HCM, hội nghị thường niên phối hợp thực hiện Hiệp định song phương VN - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người đã được tổ chức.

Dự hội nghị có thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an VN; ông Trần Sỹ Cừ, Phó cục trưởng Cục Điều tra hình sự, Bộ Công an Trung Quốc.

Phát biểu tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa nhận định tình hình mua bán người từ năm 2016 đến nay diễn ra nhức nhối và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới. “Khu vực các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (trong đó có Trung Quốc và VN) được đánh giá là điểm nóng của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp, ước tính lợi nhuận từ hoạt động tội phạm mua bán người ở khu vực này đạt hàng chục tỉ USD/năm”, thiếu tướng Hòa đánh giá.

Năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 430 vụ với 600 đối tượng, lừa bán 1.500 nạn nhân, trong đó hơn 85% là mua bán ra nước ngoài (chủ yếu sang Trung Quốc).
Nói về thủ đoạn nổi lên hiện nay, thiếu tướng Hòa cho biết tội phạm lợi dụng thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, qua lại biên giới; quan hệ lâu đời giữa hai nước, nhất là các địa phương gần biên giới; lợi dụng khó khăn kinh tế thiếu việc làm, công nghệ thông tin phát triển và sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác của người dân, để lừa bán sang Trung Quốc dưới dạng cưỡng ép tình dục, cưỡng ép kết hôn, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em. Ngoài ra, tình hình xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ và di cư tự do dọc biên giới của đồng bào dân tộc diễn ra phức tạp, mỗi năm có hàng trăm ngàn người có nguy cơ bị mua bán.
Bên cạnh đó, còn xuất hiện một số đường dây đưa phụ nữ từ Campuchia, Lào qua VN để bán sang Trung Quốc, hoặc một số đối tượng Trung Quốc lợi dụng mối quan hệ quen biết rồi cấu kết với đối tượng người VN để lừa gạt, đưa phụ nữ đã có con sang biên giới, sau đó khống chế, dụ dỗ con của nạn nhân qua Trung Quốc thăm mẹ để lừa bán.

Năm 2016 và quý 1/2017, các lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá 195 vụ mua bán người sang Trung Quốc, với 378 đối tượng, giải cứu 490 nạn nhân. Bộ đội biên phòng các tỉnh cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc xác lập, đấu tranh 13 chuyên án; bắt, xử lý 39 vụ, với 62 đối tượng, giải cứu 70 nạn nhân; tiếp nhận 30 vụ với 57 nạn nhân do Trung Quốc trao trả và 21 vụ với 25 nạn nhân tự trở về.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người trong năm 2017, thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa cho rằng VN và Trung Quốc cần thực hiện tốt Hiệp định song phương về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người đã được ký kết giữa hai nước.

Mỹ thử khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên

- Không có nhận xét nào
Lầu Năm Góc sẽ tiến hành hai cuộc thử nghiệm lớn vào tháng 5 tới để kiểm tra khả năng bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng.
CNN hôm 18/4 dẫn lời một quan chức quốc phòng cho hay trong đợt thử nghiệm, Mỹ sẽ bắn thử một tên lửa Standard Missile cải tiến từ tàu Hải quân. Cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra ở Thái Bình Dương, nơi có phạm vi đủ rộng.
Các cuộc thử nghiệm này là một phần trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo dài hạn của quân đội Mỹ nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên và Iran.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay, các quan chức Lầu Năm góc cho biết đợt thử nghiệm tới trước hết nhằm bảo vệ sự an toàn của Mỹ trước mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
My thu kha nang ban ha ten lua Trieu Tien hinh anh 1
Tên lửa Standard Missile của Mỹ phóng từ một tàu hải quân trong cuộc diễn tập ở Thái Bình Dương. Ảnh: U.S Navy.
Trước đây, loại tên lửa này mới chỉ được bắn thử một lần. Phiên bản mới có đầu đạn và bộ tăng tốc cải tiến. Điều này nghĩa là nó sẽ có tầm bắn xa hơn, ước tính vượt qua bờ biển Triều Tiên và đủ khả năng đánh chặn tên lửa đe dọa từ đối phương.
Chương trình này được Mỹ phát triển cùng Nhật Bản, nhằm mục đích bắn hạ các tên lửa tầm trung của Triều Tiên gây đe dọa cho Tokyo.
Lầu Năm Góc cũng sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm quan trọng khác ở khu vực Thái Bình Dương vào cuối tháng 5. Đây sẽ là dịp kiểm tra khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Đây là loại vũ khí mà Triều Tiên có khả năng dùng để uy hiếp Mỹ.
My thu kha nang ban ha ten lua Trieu Tien hinh anh 2
Các loại tên lửa của Triều Tiên. Đồ họa: CNN.
Căng thẳng trong quan hệ Washington - Bình Nhưỡng leo thang trong thời gian gần đây sau khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử tên lửa và Mỹ triển khai các đội tàu tác chiến tới gần bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thể hiện thái độ cứng rắn với Bình Nhưỡng với một loạt tuyên bố như vấn đề Triều Tiên "cần được xử lý" hay Mỹ sẵn sàng đơn phương giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, Triều Tiên cảnh báo sẵn sàng trả đũa nếu Mỹ không kích quân sự. 
Hồi cuối tuần qua, Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa ngay giữa lúc Phó tổng thống Pence đang trên máy bay để đến Hàn Quốc. Dù vậy, vụ thử được cho đã thất bại.
Nguồn:  news.zing.vn

30/3/17

Thi lớp 10: Cộng điểm ưu tiên, khuyến khích như thế nào?

- Không có nhận xét nào
Ngày 30.3, Sở GD- ĐT TP.HCM công bố chế độ cộng điểm ưu tiên, khuyến khích cho thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2017-2018 vào ngày 2 và 3.6.


Chế độ ưu tiên áp dụng như sau:
Cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: Con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
Cộng 2 điểm cho một trong các đối tượng: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
Cộng 1 điểm cho một trong các đối tượng: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số.

Chế độ khuyến khích áp dụng cho những học sinh: Đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hóa: Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm; Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm; Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.
Đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do ngành GD- ĐT phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở bậc THCS trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; thi vẽ; thi viết thư quốc tế; văn hay chữ tốt; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lí, hóa học, sinh học; thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; thi vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn.
Giải cá nhân: Đạt giải quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2,0 điểm; Đạt giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc: cộng 1,5 điểm; Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm;
Giải đồng đội (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cầu mây, điền kinh, tốp ca, song ca...): Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của ban tổ chức từng giải;
Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GD- ĐT tạo tổ chức ở bậc THCS: Loại giỏi: cộng 1,5 điểm; Loại khá: cộng 1,0 điểm; Loại trung bình: cộng 0,5 điểm.
Những học sinh đạt nhiều giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 5 điểm.
Những thí sinh dự thi vào trường, lớp chuyên sẽ áp dụng chế độ cộng điểm khuyến khích như sau: Học sinh đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn học lớp 9 cấp TP được cộng điểm khi tuyển vào lớp chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên mà học sinh đăng kí dự thi. Mức điểm cộng tính như sau: Giải nhất: 2 điểm; Giải nhì: 1,5 điểm; Giải ba: 1 điểm.

Thủ khoa 3 khối thi cảnh báo những sai lầm khi làm bài trắc nghiệm

- Không có nhận xét nào
Trần Bùi Xuân Dự, cựu học sinh lớp 12B1, trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, hiện đang là sinh viên năm đầu của ĐH Ngoại thương là cái tên không còn xa lạ trong giới học sinh, sinh viên. Kỳ thi THPT quốc gia 2016, Dự là thí sinh toàn quốc duy nhất thủ khoa cả ba khối thi: A, A1, D1.
Bùi Xuân Dự (ở giữa)
Bùi Xuân Dự (ở giữa)
Trong đó, Toán: 9,75, Văn: 8,25; Lý: 9,4; Hóa: 9,2; Tiếng Anh: 8,43. Với thành tích này, Dự là thủ khoa 3 khối của cụm Mỏ địa chất, trong đó khối A là 28,35 điểm; khối A1: 27,58 và khối D: 26,43 điểm.
Trước thềm kỳ thi THPT quốc gia 2017, Trần Bùi Xuân Dự đã có chia sẻ về phương pháp ôn tập, cách làm bài thi trong mùa thi sắp tới.
Theo Dự, đối với các môn thi, thí sinh cần nắm chắc cấu trúc đề và ôn tập theo cấu trúc đề mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. “Thời gian này cũng là thời gian hợp lý để thí sinh tập trung vào ôn tập, luyện những bài tập khó. Trong đó, chú ý nắm chắc các dạng bài tập. Có thể tự tìm kiếm các bài tập khó trong các sách tham khảo học trên mạng internet.  Ngoài ra, lý thuyết cũng rất quan trọng” – Dự khẳng định.
Với phần bài tập của các môn thi trắc nghiệm, Dự cho rằng không nhất thiết phải giải chi tiết ra giấy nháp như với các bài thi tự luận mà phải tìm được cách giải nhanh nhất để đi đến đáp số. Tuy nhiên, phải nắm chắc kiến thức lý thuyết nền tảng thì mới giải quyết được phần bài tập. Nếu không nắm vững lý thuyết, thí sinh khó có thể làm được phần bài tập.
Nói riêng về môn Vật Lý, Trần Bùi Xuân Dự cho biết sai lầm của thí sinh khi cầm đề thi đó là không đọc kỹ câu hỏi. “Mỗi câu hỏi có 3 đáp án nhiễu. Thế nên, không được hoảng khi thấy đề quá dài. Những câu hỏi dài chưa chắc đã khó như mình nghĩ” – Trần Bùi Xuân Dự bật mí.
Đối với môn Hóa, Dự cho biết lý thuyết môn Hóa học dài hơn và quan trọng hơn môn Vật lý. Do đó, một lần nữa, Dự khẳng định thí sinh phải nắm thật chắc lý thuyết.
“Ở đề Hóa học, đạt dược điểm 6 và đạt được điểm 7 là hai mức điểm khác nhau rất nhiều.  Ở lớp, các thầy cô không có nhiều thời gian để luyện và cho bài tập nhiều. Vì vậy, tự học là chính. Cách học tốt nhất là lên mạng tìm các dạng bài tập mà thầy cô các nơi cập nhật hàng ngày để tham khảo. Đây là cách học tốt nhất vì các dạng bài tập mới được cập nhật thường xuyên” – Dự chia sẻ.
Một sai lầm mà theo Dự các thí sinh hay mắc phải khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung đó là đọc không hết đề bài do đề dài vì vậy không thu thập hết thông tin từ đề bài. Thứ hai là thiếu linh hoạt trong việc vận dụng các định luật vào giải bài tập.

Nguồn: Resist  - tienphong.vn