Không phủ nhận vai trò của những lò đốt này nhưng có xử lý triệt để ô nhiễm được hay không lại là một câu chuyện khác. Đúng là đốt rác trong lò, khí thải bay cao hơn nhưng có bay cao đến mấy thì những luồng khói màu đen thải ra - không có cách nào để che giấu.
ads : Dép thái lan crocodile - SHDgroup.vn
Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số trong cả nước. Mỗi năm, khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Làm thế nào để xử lý vấn nạn rác thải nông thôn? Đó là bài toán hóc búa của nhiều địa phương, chính quyền cũng phải đau đầu. Tuy nhiên, ở một miền quê, có một người dân đã quyết tâm chế tạo ra chiếc máy có khả năng xử lý rác hiệu quả mà giá thành lại rẻ.
Tác giả của lò đốt rác ở nông thôn là anh Trần Văn Kiều, được người dân gọi là "Kiều rác" ở Nam Định. Hệ thống được áp dụng rộng rãi ở nông thôn tỉnh.
Rất nhiều ưu việt cho một lò đốt rác với giá bán 500 triệu đồng tuy nhiên, cho đến giờ, sau 4 năm tỉnh giao cho các địa phương vận hành và quản lý, lò đốt rác ở xã Thống Nhất là một trong những lò ít ỏi còn duy trì hoạt động.
Chưa bàn đến chuyện có phải do lỗi của người sử dụng hay không? Thì có một điều mà ai cũng rõ về công nghệ xử lý khí thải của các lò đốt từ ban đầu là như thế này: Dùng nước vôi trong từ bể chứa - rồi phun từ trên xuống trong lòng ống khói.
Vậy nhưng, đại diện Sở Tài nguyên Môi trường của tỉnh vẫn một mực cam kết, khí thải từ lò đốt là đảm bảo môi trường.
Đúng là đốt rác trong lò, khí thải bay cao hơn nhưng có bay cao đến mấy thì những luồng khói màu đen thải ra - không có cách nào để che giấu.
Nguồn VTV
0 on: "Lò đốt rác sinh hoạt: Xử lý ô nhiễm hay phát tán ô nhiễm?"