Bạn phải vật lộn để có thể thức dậy đúng giờ vào buổi sáng? Những cách sau có thể giúp bạn thức dậy sớm dễ dàng hơn.
1. Tránh xa các chất kích thích
Để có thể thức dậy tỉnh táo vào buổi sáng, bạn cần có một đêm ngon giấc trước đã. Để làm được điều này bạn cần tránh sử dụng những chất kích thích có chứa caffeine sau bữa trưa.
Một tách cà phê vào buổi sáng sẽ giúp cho bạn tỉnh táo và giúp cơ thể tăng khả năng chống oxy hóa mạnh. Nhưng nếu bạn uống một tách cà phê vào buổi tối thì cơ thể bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Bạn cũng không nên uống nhiều rượu vào bữa tối. Uống quá nhiều rượu vào buổi tối sẽ có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm.
2. Tắt các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, ipad,... không chỉ khiến bạn khó ngủ mà còn khiến bạn trì hoãn việc đi ngủ hàng giờ để dán mắt vào chúng.
Ngoài ra, ánh sáng từ những màn hình này sẽ khiến cho cơ thể của bạn lầm tưởng rằng đang là ban ngày và không thể có những giấc ngủ sâu. Hãy tắt các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và có thể ngủ sâu hơn.
3. Đi ngủ sớm
Điều này tưởng chừng dễ mà thực ra lại rất khó thực hiện vì chúng ta thường bị thu hút bởi nhiều hoạt động giải trí trước khi đi ngủ.
Nếu bạn muốn chìm vào giấc ngủ lúc 10h30, hãy đi ngủ từ lúc 10h và thực hiện nghiêm ngặt giờ đi ngủ.
Đối với những người đã quen thức khuya, việc ngủ sớm sẽ khá khó khăn. Bạn hãy cố gắng thức dậy sớm một vài ngày cho dù bạn thức khuya vào đêm hôm trước. Dần dần, cơ thể bạn sẽ đủ mệt để chìm vào giấc ngủ sớm hơn vào tối hôm sau.
4. Ngủ đủ giấc
Mỗi người có nhu cầu khác nhau về thời gian ngủ. Có người chỉ cần ngủ 6, 7 tiếng để trở nên năng động vào ngày hôm sau, trong khi có người cần ngủ ít nhất 8 tiếng. Hãy tìm hiểu nhu cầu về giấc ngủ của bạn và thực hiện một thời gian biểu để đáp ứng đủ cho cơ thể.
5. Mở cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời
Ánh mặt trời buổi sáng sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn vì nó có tác động lớn đến nhịp sinh học và đồng hồ sinh học của bạn.
Nếu bạn không thể đưa được ánh sáng tự nhiên vào trong phòng ngủ của bạn, hãy xem xét đến những chiếc đèn phòng ngủ có thể từ từ sáng lên, mô phỏng ánh sáng mặt trời lúc bình minh.
6. Kiên nhẫn thực hiện lịch trình
Thực hiện lặp đi lặp lại giờ đi ngủ và giờ thức dậy hàng ngày, ngay cả trong ngày nghỉ, dần dần cơ thể bạn sẽ quen với lịch trình mà bạn đặt ra và tự thức dậy đúng giờ, không cần đến đồng hồ báo thức.
Điều quan trọng là bạn cần phải kiên trì thực hiện mục tiêu đặt ra, đừng từ bỏ thói quen này cho dù bạn trót đi ngủ hoặc thức dậy muộn hơn thời gian mong muốn trong một vài ngày nào đó.
Đến một thời điểm nhất định, bạn sẽ có thể dễ dàng thức dậy sớm vào mỗi sáng với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng và nguồn năng lượng dồi dào để bắt đầu một ngày làm việc mới.
1. Tránh xa các chất kích thích
Để có thể thức dậy tỉnh táo vào buổi sáng, bạn cần có một đêm ngon giấc trước đã. Để làm được điều này bạn cần tránh sử dụng những chất kích thích có chứa caffeine sau bữa trưa.
Một tách cà phê vào buổi sáng sẽ giúp cho bạn tỉnh táo và giúp cơ thể tăng khả năng chống oxy hóa mạnh. Nhưng nếu bạn uống một tách cà phê vào buổi tối thì cơ thể bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Bạn cũng không nên uống nhiều rượu vào bữa tối. Uống quá nhiều rượu vào buổi tối sẽ có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm.
2. Tắt các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, ipad,... không chỉ khiến bạn khó ngủ mà còn khiến bạn trì hoãn việc đi ngủ hàng giờ để dán mắt vào chúng.
Ngoài ra, ánh sáng từ những màn hình này sẽ khiến cho cơ thể của bạn lầm tưởng rằng đang là ban ngày và không thể có những giấc ngủ sâu. Hãy tắt các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và có thể ngủ sâu hơn.
3. Đi ngủ sớm
Điều này tưởng chừng dễ mà thực ra lại rất khó thực hiện vì chúng ta thường bị thu hút bởi nhiều hoạt động giải trí trước khi đi ngủ.
Nếu bạn muốn chìm vào giấc ngủ lúc 10h30, hãy đi ngủ từ lúc 10h và thực hiện nghiêm ngặt giờ đi ngủ.
Đối với những người đã quen thức khuya, việc ngủ sớm sẽ khá khó khăn. Bạn hãy cố gắng thức dậy sớm một vài ngày cho dù bạn thức khuya vào đêm hôm trước. Dần dần, cơ thể bạn sẽ đủ mệt để chìm vào giấc ngủ sớm hơn vào tối hôm sau.
4. Ngủ đủ giấc
Mỗi người có nhu cầu khác nhau về thời gian ngủ. Có người chỉ cần ngủ 6, 7 tiếng để trở nên năng động vào ngày hôm sau, trong khi có người cần ngủ ít nhất 8 tiếng. Hãy tìm hiểu nhu cầu về giấc ngủ của bạn và thực hiện một thời gian biểu để đáp ứng đủ cho cơ thể.
5. Mở cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời
Ánh mặt trời buổi sáng sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn vì nó có tác động lớn đến nhịp sinh học và đồng hồ sinh học của bạn.
Nếu bạn không thể đưa được ánh sáng tự nhiên vào trong phòng ngủ của bạn, hãy xem xét đến những chiếc đèn phòng ngủ có thể từ từ sáng lên, mô phỏng ánh sáng mặt trời lúc bình minh.
6. Kiên nhẫn thực hiện lịch trình
Thực hiện lặp đi lặp lại giờ đi ngủ và giờ thức dậy hàng ngày, ngay cả trong ngày nghỉ, dần dần cơ thể bạn sẽ quen với lịch trình mà bạn đặt ra và tự thức dậy đúng giờ, không cần đến đồng hồ báo thức.
Điều quan trọng là bạn cần phải kiên trì thực hiện mục tiêu đặt ra, đừng từ bỏ thói quen này cho dù bạn trót đi ngủ hoặc thức dậy muộn hơn thời gian mong muốn trong một vài ngày nào đó.
Đến một thời điểm nhất định, bạn sẽ có thể dễ dàng thức dậy sớm vào mỗi sáng với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng và nguồn năng lượng dồi dào để bắt đầu một ngày làm việc mới.
Theo Khỏe & Đẹp