28/9/16

Bé gái 8 tuổi bị cha đánh nhập viện vì ghé thăm mẹ

- Không có nhận xét nào
Tan học trên đường về nhà, bé Trang ghé thăm mẹ bị bệnh. Khi cha bé biết được, anh ta thẳng tay đánh đập khiến đôi chân của con gái 8 tuổi hằn đầy vết roi.
Những ngày gần đây, người dân ở xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình bất bình trước việc bé gái Hà Dương Yến Trang (8 tuổi, ở thôn Vĩnh Tuy 1) bị cha là anh Hà Tiến Dũng (35 tuổi) đánh đập.
Theo lời kể của bé Trang, khoảng cuối giờ chiều ngày 21/9, bé gái đi học về liền ghé nhà bà ngoại ở thôn Vĩnh Tuy 2 để thăm mẹ bị bệnh. Sau khi về nhà, bé Trang bị cha truy vấn rồi đánh đập không thương tiếc.
"Bố hỏi chuyện cháu đi thăm mẹ nhưng cháu không nói nên bố liền bẻ cành cây rồi quất liên tục vào chân cháu", bé Trang kể.
Be gai 8 tuoi bi cha danh nhap vien vi ghe tham me hinh anh 1
Hai mẹ con chị Lành và bé Trang kể lại sự việc. Ảnh: Văn Được.
Bé gái 8 tuổi mô tả lại việc bị bố dùng cành cây to bằng ngón tay út của người lớn rồi đánh liên tục vào chân. Nghe tiếng khóc, kêu cứu, ông dượng (chồng cô ruột của bé Trang) chạy sang can ngăn liền bị anh Dũng dọa đánh nên bỏ về. Anh Dũng tiếp tục đánh con gái đến khi cháu xin tha, công nhận đã đi thăm mẹ mới dừng tay.
"Bố còn lấy cả ghế gỗ ném trúng lưng và đầu cháu. Đến giờ, đêm nằm ngủ cháu vẫn còn bị đau ở lưng và đầu", bé gái 8 tuổi run run nói.
Theo chị Dương Thị Hiền Lành (34 tuổi, mẹ bé Trang), 2 năm trước, chị và anh Dũng ly hôn vì không chịu nổi nhiều lần bị chồng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay.
Do chị Lành mới sinh con nhỏ chưa đầy một tuổi nên bé Trang cùng em gái được tòa xử cho về ở với cha. Sau đó, nhiều lần cháu Trang muốn về thăm mẹ liền bị bố đánh, mắng. Hàng xóm láng giềng, gia đình bên nội đều không dám can ngăn vì sợ tính tình nóng của anh. 
Sau trận đòn roi nặng tay của anh Dũng, chị Lành phải đưa con gái nhập viện vào điều trị tại Khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh. Các y bác sĩ tại đây khuyên gia đình nên đưa bé Trang về ở với mẹ để ổn định tâm lý. 
Be gai 8 tuoi bi cha danh nhap vien vi ghe tham me hinh anh 2
Hai chân bé Trang hằn đầy vết roi hôm nhập viện. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Sáng 27/9, trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Chút, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ninh, cho biết xã đã cử cán bộ đến bệnh viện động viên mẹ con chị Lành. "Công an xã đã lập hồ sơ, lấy lời khai nhân chứng để xử lý", ông Chút nói. 
Chủ tịch xã Vĩnh Ninh thừa nhận anh Dũng vốn "có tiếng" ở địa phương là người thường xuyên đánh đập vợ con nhưng lâu nay vẫn chưa gây ra hậu quả lớn nên chính quyền chưa thể can thiệp. 
Liên quan đến vụ việc, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Bình cũng đã có công văn gửi UBND huyện Quảng Ninh đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc đồng thời bảo vệ cháu bé để ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình. 

Bãi rác khổng lồ ‘khủng bố’ người dân

- Không có nhận xét nào
Hàng trăm hộ dân xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam đang kêu trời vì phải sống chung với mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ “núi rác” hàng chục nghìn tấn nằm giữa khu dân cư.
Có mặt tại đây vào ngày 26/9, chúng tôi thấy bên cạnh bãi rác là nhà máy xử lý rác thải phả khói đen ngòm hướng về phía dân cư. Gần đó là những đống xỉ than cao như núi từ lò xử lý rác thải ra…
“Vào mùa gió nồm, mùi hôi từ bãi rác bay thẳng vào khu dân cư khiến không ai chịu nổi. Mùa mưa thì dòng nước đen ngòm từ bãi rác chảy tràn ra bên ngoài bốc mùi kinh khủng.
Khi họ đốt rác, khói đen bay mù mịt vào nhà chúng tôi đến nghẹt thở. Nhiều lần chúng tôi đã kiến nghị lên chính quyền nhưng chưa được giải quyết” - bà Thu Thảo (thôn Bầu Ốc Thượng, xã Cẩm Hà) bức xúc.
Bai rac khong lo ‘khung bo’ nguoi dan hinh anh 1
Bãi rác có từ nhiều năm nay và là nơi tập kết rác của 12 xã, phường thuộc TP Hội An.
Ông Mai Kim Phương, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà, thừa nhận bãi rác tồn đọng bốc mùi hôi khó chịu và thường xuất hiện các đám cháy do khí mêtan tích tụ.
“Lượng rác tại bãi hiện tồn đọng quá lớn, hơn 70.000 tấn nên phát sinh nhiều mùi hôi. TP Hội An đã đầu tư nhà máy xử lý rác thải với kinh phí hơn 25 tỷ đồng, do đang giai đoạn thử nghiệm nên có lúc xảy ra trục trặc khiến cho khói có mùi khét. Khi đủ điều kiện vận hành, nhà máy sẽ xử lý triệt để số rác trên trong vòng 2-3 năm, khói từ lò đốt có màu trắng không gây ô nhiễm” - ông Phương nói.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch TP Hội An, nói thêm: "Mỗi ngày lò đốt có thể xử lý được trên 72 tấn rác, trong vòng ba năm sẽ xử lý xong bãi rác. Sau đó, khu đất trống trên sẽ được quy hoạch trồng cây làm khuôn viên nghĩa trang xã".

Xe gửi trong hầm chung cư ngập nước có được bồi thường?

- Không có nhận xét nào
Trong cơn mưa lớn vừa rồi ở Sài Gòn, xe máy tôi để dưới hầm chung cư bị ngập và hư hỏng nặng. Xin hỏi luật sư, trường hợp này tôi có được bồi thường hay không? (Phạm Hoa, quận 1).
Luật sư Nguyễn Tấn Thi, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoa Sen (Đoàn Luật sư TP.HCM) trả lời chị Hoa như sau:
Điều 166 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Xe gui trong ham chung cu ngap nuoc co duoc boi thuong? hinh anh 1
Hàng nghìn xe bị nhấn chìm và ngâm nước trong đêm ở quận 1, TP.HCM. Ảnh: Hải Hiếu. 
Khoản 1, Điều 161 quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
Khoản 2, Điều 302 Bộ Luật dân sự nêu, trong trường hợp bên có nghĩa vụ (nhận giữ xe) không thể thực hiện nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Khoản 2, Điều 561 về quyền của bên gửi giữ tài sản quy định: Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên cũng lưu ý là xe gửi trong hầm chung cư, tòa nhà thì có thể yêu cầu bồi thường. Bởi về quy định về thiết kế, kỹ thuật thì công trình đó phải chịu được lượng mưa nhất định và đảm bảo không bị ngập nước.

Từ nay đến cuối tuần, Sài Gòn còn nhiều trận mưa lớn

- Không có nhận xét nào
Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ cho biết trong những ngày cuối tháng 9 Sài Gòn còn nhiều trận mưa lớn nhưng lượng mưa sẽ không như ngày 26/9.

Ngày 28/9, ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng Dự báo, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết các tỉnh Nam Bộ đang thời điểm mùa mưa nên trên địa bàn thường xảy ra các cơn mưa vào chiều tối.

Dự báo từ nay cho đến cuối tuần, TP.HCM vẫn tiếp tục hứng chịu thêm nhiều trận mưa lớn. Tuy nhiên về vũ lượng thì chắc chắn không thể bằng trận mưa kỷ lục chiều 26/9.


Trận mưa lớn chiều 26/9 tại TP.HCM có lượng mưa lớn nhất từ năm 1976 đến nay. Ảnh:Thanh Tùng.


Cũng theo ông Quyết, sắp tới Trung tâm sẽ phối hợp với các nhà mạng thông tin kịp thời tình hình thời tiết đến người dân. "Đây chỉ mới là ý tưởng, thời gian cụ thể để thực hiện báo tin thời tiết qua điện thoại vẫn chưa thống nhất. Trung tâm cũng sẽ phối hợp với các cơ quan báo chí để nhanh chóng thông tin tình hình thời tiết để người dân chủ động", ông Quyết nói.

Ông Nguyễn Minh Giám, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết mùa mưa năm nay dự kiến kéo dài đến đầu tháng 11 sẽ kết thúc.

Trận mưa chiều 26/9, Trung tâm đo được lượng mưa trung bình đạt gần 200 mm, gần bằng trung bình 1 tháng trong mùa mưa Nam Bộ hàng năm. Cụ thể, tại trạm Mạc Đĩnh Chi là 175,4 mm, Tân Sơn Hòa 170,3 mm, Thanh Đa 172,2 mm, Lý Thường Kiệt 169,4 mm…

Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP.HCM cho biết trận mưa chiều 26/9 được xem là lớn nhất từ đầu năm đến nay, chỉ trong khoảng 1 giờ 30 phút, vũ lượng đã đạt đến 204,3 mm, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay.

Cụ thể, đối với tuyến cống cấp 3 là mưa 75,88 mm trong 3 giờ; tuyến cống cấp 2 là mưa 85,36 mm; kênh, rạch chính cấp 1 là mưa 95,91 mm trong 3 giờ; đỉnh triều thiết kế là +1,32 m. Sau trận mưa trên địa bàn thành phố đã xảy ra ngập tại 59 tuyến đường, chiều sâu ngập từ 0,10 m đến 0,50 m.

25 tuổi, 5 điều đàn ông cần ghi nhớ về tiền bạc

- Không có nhận xét nào
25 tuổi có thể xem là ngưỡng quan trọng của cuộc đời đàn ông. Ở giai đoạn này, đàn ông bắt đầu tự lập, trưởng thành hơn và nhận biết được trách nhiệm của mình trước cuộc sống riêng. Cũng chính giai đoạn này đàn ông bắt đầu lao vào vòng xoáy “kiếm tiền”, vậy ở ngưỡng 25, chuyện tiền bạc cần ưu tiên những điều gì?
Có nợ thì ưu tiên trả hết
Ai cũng có nợ, dù nhiều hay ít. Và những khoản nợ này khiến hầu bao của đàn ông thất thoát mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc “ngâm nợ” cũng sẽ khiến ảnh hưởng đến nhiều điều như các mối quan hệ, đời sống tinh thần không được mấy vui vẻ. Vì thế, khi đã bắt đầu đi làm hãy ưu tiên trả nợ trước, nếu chưa có đủ cứ trả từ từ, chừng chút một, tránh nợ kéo dài từ ngày này qua năm khác, để phải sống trong trạng thái “nợ bao quanh” thì không bao giờ khá được!
Giữ mức sống bình dân
25 là độ tuổi mà xã hội không đánh giá nếu bạn chưa có nhiều tiền, bởi đây là giai đoạn đầu của sự nghiệp. Và lúc này hãy sống ở mức bình dân nhất, đừng cố tỏ ra phải sống sang chảnh cỡ đàn ông thành đạt. Ví dụ như hãy nấu ăn tại nhà, mua đồ khuyến mãi, để dành tiền cho nhiều điều khác. Tốt nhất là sống đơn giản như đời sinh viên, không ai đánh giá bạn đâu!
123
Tiềm kiếm nguồn thu nhập ngoài luồng
Nếu bạn đang yên vị ở một công việc nào đó, có thời gian rảnh có thể kiếm thêm việc khác để làm. Những công việc làm thêm này sẽ giúp bạn có thêm chút thu nhập và bạn thêm mối quan hệ, khi làm nhiều, thành thói quen thì sẽ giúp bạn dễ xoay xở về mặt tài chính. Tốt nhất những công việc làm thêm đó có liên quan đến nghề nghiệp, đam mê!
Dành thời gian tập trung cho sự nghiệp
Tiền thì ai cũng cần, việc thì ai cũng phải làm. 25 tuổi cái ngưỡng áp lực về tiền bạc rất nhiều, thế những cuộc sống không vì thế mà chỉ cúi đầu làm vì tiền. Cần tập trung thời gian để phát triển sự nghiệp bạn đang theo đuổi. Sự nghiệp là cái dài lâu, cần xây dựng từ từ, hãy ưu tiên thời gian xây dựng nó bằng những trải nghiệm ở nghề. Có thể ở giai đoạn này rất khó khăn nhưng chính sự nỗ lực hôm nay sẽ tạo cơ hội ngày mai cho bạn!
Học cách tiết kiệm
Tuổi trẻ thường sống cho hiện tại nhiều hơn nên có tiền cứ xài hoang phí. Hãy là một người biết nhìn xa, và có trách nhiệm với bản thân, đừng để khi cần tiền lại trở thành gánh nặng của người khác!

27/9/16

Toàn cảnh "Sài Gòn Thất Thủ" sau trận mưa chiều tối 26/7/2016

- Không có nhận xét nào
Mưa lớn khiến các giao lộ lớn giao thông rối loạn, hàng nghìn ôtô xếp hàng dài, người đi xe máy nhích từng chút một dưới cơn mưa tầm tã.

Người dân sống trên đường Cộng Hoà (quận Tân Bình) cho biết đây là lần đầu khu vực bị ngập. Nặng nhất là nút giao Cộng Hòa - Trường Chinh, khiến hàng loạt xe hỏng máy. Nhiều xe chạy vào làn ôtô, giao thông kẹt cứng nhiều giờ. Nước trong các con đường nội bộ khu Hoàng Hoa Thám cũng dâng cao.
Tại con đường giáp bờ tường sân bay Tân Sơn Nhất nước chảy xiết khiến nhiều đi xe máy ngã, trong đó có phụ huynh đón con ở trường THCS Hoàng Hòa Thám, trưởng tiểu học Thân Nhân Trung ra về.
Nhiều khu nhà tại phường Tây Thạnh (quận Tân Phú) ngập nặng, trong đó khu quy hoạch biệt thự của đường Nguyễn Hữu Dật. Các con đường của khu nhà này đều ngập sâu đến nửa mét. Nhiều nhà biệt thự bị nước tràn vào 10 cm. Hàng loạt xe chết máy khi đi vào khu vực này.
sai-gon-roi-loan-vi-ngap-nang-1
Đường Lê Thánh Tôn (quận 1) - trước trụ sở UBND TP HCM kẹt xe nghiêm trọng.
Đường Phan Thúc Duyện - Phan Đình Giót, Nguyễn Hồng Đào (quận Tân Bình), Nguyễn Duy Trinh (quận 2), Lê Đức Thọ, Quang Trung (quận Gò Vấp), Phạm Hùng (quận 8)...  cũng đang ngập sâu, giao thông rối loạn.
"Từ trường con ở đường Bành Văn Trân (quận Tân Bình) băng ra Cách Mạng Tháng 8 hôm nay đầy xe máy ở đâu chui vô, tụi con tan học về mà kẹt cứng. Bình thường từ trường về nhà ở quận 10 con đi hết có 10 phút, nay phải mất gần một tiếng. Kẹt xe kinh khủng, tụi con phải luồn lách vào hẻm, nước ngập gần đến thắt lưng", Vũ Hải - học sinh lớp 10 - nói và cho biết nhiều bạn đến giờ này vẫn còn ở trường vì cha mẹ chưa kịp đón..
Đường Nguyễn Lương Bằng đi qua khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) nước ngập 40-60 cm. "Tôi chạy từ quận 7 về Nhà Bè mà nước như muốn cuốn trôi cả người lẫn xe", chị Lê Thị Hà ở gần cầu Phú Xuân cho biết.
sai-gon-roi-loan-vi-ngap-nang-2
Hàng trăm xe chết máy dưới chân cầu Thị Nghè 2, từ quận 1 về Bình Thạnh.
Đường Trường Sơn, hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất ngập nước khá sâu, kẹt xe kéo dài. Nhiều tuyến đường ở các quận 1, 3, 7, 10, Thủ Đức... trong tình trạng tương tự.
"Ở đây mấy chục năm, chưa bao giờ nhà tôi bị ngập mà giờ thấy ghê chưa", chị Loan ngụ đường Tô Hiến Thành (quận 10) vừa tát nước khỏi nhà vừa nói. Trong căn nhà hơn 100 m2 của gia đình chị, toàn bộ vật dụng điện tử đã được khiêng lên chỗ cao, nước vẫn còn ngấp nghé bậc cửa cao 10 cm.
3 ôtô tông nhau trên cầu Công lý (quận Phú Nhuận) khiến giao thông đi về phía Công viên Hoàng Văn Thụ kẹt cứng.
sai-gon-roi-loan-vi-ngap-nang-3
Nước tràn vào nhà tiệm hót tóc.
Trung tâm chống ngập cho biết đã huy động nhân lực cùng máy bơm túc trực ở các khu vực có khả năng ngập sâu như Nguyễn Hữu Cảnh, Huỳnh Tấn Phát, Tạ Quang Bửu, Trường Sơn… để bơm nước chống ngập.
Theo Công ty TNHH Một thành viên thoát nước đô thị thành phố, cơn mưa chiều nay có lượng mưa khá lớn. Tại trạm Phước Long (quận 9) là 103 mm, Quang Trung (Gò Vấp) 123 mm, Lý Thường Kiệt (Tân Bình) 135 mm, Thanh Đa (Bình Thạnh) 133 mm... Đây được coi là một trong những trận mưa lớn nhất và diện rộng từ đầu mùa, gây ngập hơn 30 điểm.

24/9/16

Vietjet tung 1,5 triệu vé giá hấp dẫn đón tết Đinh Dậu 2017

- Không có nhận xét nào
(Vietjet, TP.HCM, 23/9/2016) – Vietjet đã mở bán vé máy bay Tết Đinh Dậu 2017với 1,5 triệu vé giá hấp dẫn, áp dụng trên tất cả đường bay nội địa và quốc tế cho thời gian bay 10/01/2017 đến 12/02/2017.

Theo đó, giá vé trên các đường bay nội địa áp dụng từ 390.000 đồng đối với các chặng bay như TP.HCM – Nha Trang/ Phú Quốc/ Đà Lạt/ Buôn Ma Thuột/ Pleiku/ Tuy Hòa; các đường bay TP.HCM – Quy Nhơn/ Chu Lai/ Đà Nẵng/ Huế, Hà Nội – Huế/ Đà Nẵng/ Chu Lai, Đà Nẵng – Hải Phòng, Vinh – Buôn Ma Thuột/ Pleiku giá từ 480.000 đồng; chặng bay TP.HCM – Đồng Hới, Hà Nội – Pleiku/ Quy Nhơn, Hải Phòng – Buôn Ma Thuột/ Pleiku, Đà Lạt – Vinh… có giá từ 660.000 đồng và các chặng bay dài như TP.HCM – Hà Nội/ Hải Phòng/ Thanh Hóa/ Vinh, Hà Nội – Cần Thơ/ Phú Quốc/ Nha Trang/ Đà Lạt/ Buôn Ma Thuột/ Tuy Hòa/ Pleiku… giá từ 900.000 đồng.

Hành khách mua vé sớm sẽ được giá tốt hơn và không bị xảy ra tình trạng khan hiếm vé. Giá vé của Vietjet được mở theo mức từ thấp đến cao, mua càng sớm vé càng rẻ. Song song với việc bán vé Tết, Vietjet cũng triển khai chương trình “12h rồi, Vietjet thôi”, bán vé máy bay siêu tiết kiệm trong khung giờ vàng 12h – 14h.

Khách hàng có thể mua vé trên các kênh bán chính thức của Hãng: tại websitewww.vietjetair.com, trên điện thoại smartphone https://m.vietjetair.com, Facebookwww.facebook.com/vietjetvietnam, mục “Đặt vé”, qua tổng đài 19001886, các đại lý/phòng vé chính thức của Vietjet trên toàn quốc và quốc tế.

Vietjet cũng mở thêm nhiều chặng bay mới, tăng cường thêm nhiều chuyến bay phục vụ nhu cầu đi lại, sum họp gia đình tăng cao của người dân vào dịp lễ tết. Với dịch vụ chất lượng, hạng vé đa dạng, giá vé hấp dẫn, Vietjet mang đến cho hành khách trải nghiệm bay trên tàu bay mới, ghế da êm ái, thức ăn nóng ngon miệng, tiếp viên xinh đẹp, thân thiện và các dịch vụ tiện ích cộng thêm thú vị.

Nguồn: vietjetair.com

Công an VN giải cứu 3 phụ nữ Campuchia bị bán sang Trung Quốc

- Không có nhận xét nào
Ngày 23-9, Công an thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) cho biết vừa giải cứu được 3 phụ nữ Campuchia đang trên đường bị bán qua Trung Quốc.

 giải cứu được 3 phụ nữ Campuchia đang trên đường bị bán qua Trung Quốc - Ảnh minh họa

Trước đó, Công an thành phố Móng Cái được Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam thông báo về việc có 3 người phụ nữ quốc tịch nước này bị bán sang Trung Quốc qua biên giới Quảng Ninh.

Ngay lập tức, công an đã tung lực lượng trinh sát xác minh thông tin, đồng thời phối hợp cùng bộ đội biên phòng thực hiện tuần tra, kiểm soát dọc tuyến biên giới.

Ngày 16-9, khi kiểm tra nhà nghỉ Thiên Hương (phường Ka Long, TP Móng Cái), lực lượng công an phát hiện tại đây một số phụ nữ có đặc điểm nhận dạng như thông tin được cung cấp nên đã đưa về trụ sở cơ quan điều tra.

Sau khi xác minh, Công an thành phố Móng Cái đã xác định được 3 phụ nữ quốc tịch Campuchia cần tìm. Ngoài ra, trong nhóm người còn một phụ nữ Việt Nam là Lê Thị Vân (21 tuổi, trú tại xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Vân khai nhận được một phụ nữ tên Thúy (hiện đang được điều tra nhân thân, lai lịch) thuê đưa 3 người Campuchia từ TP.HCM ra Móng Cái giao cho một người Trung Quốc tên Hoàng Tài Toàn (42 tuổi, trú tại TP Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc) để đưa sang Trung Quốc bán.

Cơ quan công an đã triệu tập 2 nghi can phục vụ công tác điều tra là Hoàng Tài Toàn và Trần Văn Sỹ (46 tuổi, trú tại khu 2, phường Hải Yên, Móng Cái), làm nghề lái đò.

Hiện Công an tỉnh Quảng Ninh đã bàn giao các nghi can và bị hại cho Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ Công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Nguồn: Tuoitre.vn - thug life shirts

Người Việt đi xe máy trong sợ hãi

- Không có nhận xét nào
Nhiều năm qua, TS Lương Hoài Nam là người đề xuất quyết liệt việc cấm xe máy trong đô thị. Đối thoại với phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông gọi xe máy là “kẻ thù” của giao thông đô thị tại Việt Nam.

Mỗi khi đến giờ cao điểm, xe cộ ùn ứ ken đặc trên và dưới cầu vượt Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA

TS Lương Hoài Nam ví von xe máy là phương tiện “nhanh như ôtô, thô sơ như xe đạp”, rồi tự đặt câu hỏi: “Người Việt Nam đi xe máy có phải vì yêu thích, sung sướng không? Hoàn toàn không phải như vậy. Người Việt đi xe máy bởi sự thất bại trong việc phát triển giao thông công cộng”.

Phá vỡ hoàn toàn quy hoạch xe máy

* Nhiều năm qua, gần như bất cứ lúc nào nói chuyện về vấn đề giao thông, ông đều đề nghị cấm xe máy. Thật ra ông quan tâm đến chuyện này từ bao giờ?

- Tôi bắt đầu quan tâm đến chuyện này từ năm 2007, khi TP Quảng Châu (Trung Quốc) cấm xe máy toàn diện. Khi đó tôi rất sửng sốt. Sau đó tôi tìm hiểu thì biết Bắc Kinh, Thượng Hải làm lâu rồi mới lan tới Quảng Châu, nay có khoảng 150 TP của Trung Quốc đang cấm xe máy. Rồi Yangon (Myanmar) cũng cấm xe hai bánh từ năm 2006, Jakarta (Indonesia) đang bắt đầu lộ trình cấm xe máy. Như vậy là ngay cả các đô thị ngang bằng hoặc kém phát triển hơn ở ta vẫn cấm xe máy, trở thành một giải pháp lan rộng.

Dĩ nhiên chúng ta không nằm ngoài xu thế đó. Nhìn vào câu chuyện xe máy ở Việt Nam thấy rất buồn cười. Quy hoạch giao thông đường bộ đến năm 2020 - 2030 có từ năm 2013 xác định đến năm 2020 VN có 36 triệu xe máy và 3,5 triệu ôtô. Thế nhưng năm 2016 thì đã có 45 triệu xe máy. Và nếu theo mức tăng hiện nay, đến năm 2020 Việt Nam có gần 60 triệu xe. Quy hoạch về xe máy ở VN bị phá vỡ hoàn toàn.

Cứ hình dung, TP.HCM có 7,5 triệu xe máy, mỗi ngày thêm khoảng 1 triệu xe máy ngoại tỉnh đi qua. Cả TP có 3.750km đường, bình quân 1km đường TP.HCM gánh hơn 2.000 xe máy. Cứ vậy tất nhiên tắc giao thông vào giờ cao điểm là không tránh khỏi. Với tốc độ gia tăng 500.000 xe máy cả TP.HCM mỗi năm, 5 năm nữa sẽ hết đi, đứng nhìn nhau.

* Nhưng cấm xe máy là một giải pháp “đau đớn” đối với nhiều bộ phận dân cư, nhất là những người có mức thu nhập không cao?

- Chữ “cấm” với xe máy là một chữ rất khó nghe, dễ dị ứng. Tôi nghĩ không có một chính quyền nào dại dột hay liều lĩnh tới mức đưa ra một quy định làm cho người dân hết cách đi lại. Nhưng cấm xe máy sẽ đồng nghĩa với việc phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông công cộng để thay thế.

Chúng ta phải sòng phẳng mà nói luôn luôn có một tỉ lệ người dân ưa thích sử dụng xe máy, kể cả khi có đủ phương tiện giao thông công cộng. Vì xe máy rất linh hoạt, bước ra khỏi cổng nhà là ngồi trên xe máy, đi khắp nơi về đến nhà mình, thậm chí phi vô phòng khách. Có thói quen ấy, người ta mất thói quen đi bộ. Cũng cần nói thêm, đi xe máy rất tiện cho việc ăn cắp giờ công, làm một tí rồi lấy xe máy “phắn” đi mua sắm, đi công việc riêng, hết sức tiện.

* Ông chỉ nhắc đến việc cấm xe máy, liệu có bất công không khi nhiều phương tiện giao thông cá nhân khác, chẳng hạn ôtô, cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông?

- Nói công bằng là phải hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, trong đó có cả ôtô lẫn xe máy. Nhưng với ôtô và ôtô riêng, không bao giờ có thể dùng từ “cấm” được. Tất nhiên cũng phải có biện pháp hạn chế, chủ yếu là bằng phương pháp tài chính, dùng thuế - phí. Như Singapore, mỗi năm người ta chỉ ra một số lượng quota cố định về lượng ôtô tăng thêm.

Thứ hai là đánh phí sử dụng, đặc biệt lệ phí đường đi vào các khu vực trung tâm hoặc giờ cao điểm. Cho nên ở Singapore hay Hong Kong có rất nhiều người có ôtô nhưng hằng ngày người ta đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng vì đi ôtô phí quá đắt. Đó là những cách Việt Nam cần vận dụng.

Ông Lương Hoài Nam, nguyên tổng giám đốc Jetstar Pacific - Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Nhà tôi vẫn đi xe máy nhưng đi xe máy mà thấy sợ, không thấy sướng. Mình tuân thủ giao thông nhưng có ai đấy ùm vào mình một phát là mình chết. Ngồi trên xe máy mà thấy mình đang tự thả mình vào một nền giao thông không an toàn
Khả thi không?

* Để thay thế xe máy cần phát triển giao thông công cộng, theo ông, giải quyết bài toán này như thế nào?

- Hà Nội vừa đưa ra lộ trình 10 năm để cấm hẳn xe máy. Đây là lộ trình vừa phải, các đô thị ở Trung Quốc cấm xe máy với lộ trình thường là 7-10 năm. Nếu chọn giải pháp thay thế xe máy, tôi thiên về giải pháp xe buýt, chỉ có xe buýt mới phủ kín được TP, còn tàu điện chỉ đảm nhiệm vận chuyển trên một số trục, các đô thị lớn trên thế giới đều vậy.

Theo tính toán của tôi, Hà Nội và TP.HCM mỗi nơi cần khoảng 30.000 xe buýt kết hợp cả xe buýt lớn chạy trên các tuyến đường phố lớn, hết khoảng 3 tỉ USD. Như vậy, chỉ nhiều hơn một chút số tiền làm tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Còn để có 200 - 300km tàu điện như ở Singapore cần tới khoảng 25 - 30 tỉ USD, đó là điều hết sức khó khăn đối với nước ta.

* Ông là một TS về kinh tế, chắc hẳn ông cũng có những tính toán khả thi về tài chính để thực hiện lộ trình cấm xe máy và phát triển giao thông công cộng?

- Dùng xe buýt thay thế xe máy thì TP.HCM và Hà Nội có đủ đường xe buýt chạy không? Cái này là sự lo lắng đi quá xa. TP.HCM hiện nay có hơn 500.000 ôtô, với 3.750km đường thì bình quân 1km đường gánh 148 chiếc ôtô. Còn 1km đường ở Singapore gánh 237 chiếc ôtô và 1km đường ở Hong Kong gánh 333 chiếc ôtô.

Như vậy, lượng ôtô ở Hà Nội và cả TP.HCM đang rất thấp so với mật độ ôtô ở Hong Kong hay Singapore. Nếu chúng ta bỏ vào TP.HCM 30.000 chiếc xe buýt thì lượng ôtô bình quân trên 1km đường chỉ tăng thêm cỡ 10 xe, tức là 158 ôtô/km, cũng chưa là gì so với Singapore hay Hong Kong. Điều TP.HCM thiếu là hệ thống đường cao tốc xuyên thành phố.

Đây là hạng mục đường quan trọng, để ôtô chạy từ sân bay Tân Sơn Nhất qua Phú Mỹ Hưng không phải đi xuyên qua đường phố ngoằn ngoèo đầy giao lộ. Nếu chúng ta làm tốt, đầu tư vào 5 tuyến đường cao tốc trên cao như quy hoạch từ năm 2013, với tổng chiều dài 70km thì hệ thống đường sá TP.HCM hoàn toàn đủ để giao thông công cộng và các phương tiện khác phát triển. Mỗi kilômet đường trên cao tốn khoảng 50 triệu USD không phải là quá lớn.

Có hàng loạt vấn đề phải giải quyết khi cấm xe máy: phát triển giao thông công cộng, phát triển hạ tầng đường sá, chuyển đổi nghề nghiệp, mua lại xe máy cũ, có chính sách đối với ôtô cá nhân... Nhưng quan trọng nhất là sự quyết tâm của chính quyền, nếu còn cả nể quá thì đâu lại vào đó.


Phương tiện nào an toàn cho người sử dụng?

* Trên FB cá nhân của ông, có nhiều ý kiến tranh luận về đề xuất cấm xe máy, trong đó có những chuyên gia, người có trách nhiệm trong lĩnh vực giao thông nói rằng không thể đổ lỗi tất cả cho xe máy. Ông nghĩ sao về việc này?

- Người Việt Nam khá nặng nề trong việc ai đúng, ai sai trong một tai nạn giao thông, người đi xe máy hay bảo tôi đúng, ôtô sai nên cấm ôtô. Không nên đặt vấn đề như thế mà phải đặt vấn đề phương tiện nào an toàn cho người sử dụng, quan trọng hơn việc ai đúng, ai sai trong vụ va chạm. Tôi đúng, nhưng phương tiện của tôi không an toàn để tôi phải trả giá bằng mạng sống của mình cũng vô nghĩa.

Khi cấm xe máy, Trung Quốc đưa ra 8 lý do ngoài sự mất an toàn, ô nhiễm là: cản trở sự phát triển của giao thông công cộng, gây tiếng ồn, mất trật tự trị an, làm xấu bộ mặt đô thị... Nhiều người hỏi tại sao không học Âu, Mỹ mà học Trung Quốc? Xin thưa, với chuyện cấm xe máy không học Trung Quốc thì biết học ai?

Tuoitre.vn

Thái Lan: Bangkok giăng 1.682 kênh mương và 25 khu trữ lũ chống ngập

- Không có nhận xét nào
Gần gũi với Việt Nam, đặc biệt với TP.HCM: một thành phố sông nước. Không hoành tráng như người Nhật nhưng người Thái Lan chọn kênh mương làm kế chống ngập muôn đời tự nhiên.

Bangkok có hệ thống 1.682 kênh mương lớn nhỏ khác nhau với tổng chiều dài 2.604km - Ảnh: Cơ quan Quản lý đô thị Bangkok

Thành phố Bangkok nằm ở châu thổ sông Chao Phraya, cao hơn mực nước biển 1-2m. Nền đất tại Bangkok đã bị sụt lún nghiêm trọng do hậu quả của việc lấy nước ngầm sinh hoạt.

Đây là một phần khiến thủ đô Bangkok ngày một phải đối mặt với tình hình ngập lụt nghiêm trọng. Phần khác đó là do việc sử dụng đất không hợp lý, quá trình độ thị hóa quá nhanh chóng. Nhiều công trình xây dựng lớn hơn, cao hơn, rộng hơn khiến nước không còn chỗ thoát.

Hơn nữa, tốc độ xây dựng lại vượt quá tốc độ xây dựng hệ thống phòng chống ngập. Thậm chí nhiều công trình còn làm tổn hại đến các con kênh, mương vốn là một phần trong hệ thống thoát nước vào sông Chao Phraya.

Số liệu từ Cơ quan Quản lý đô thị Bangkok (BMA), thành phố có hệ thống 1.682 kênh mương lớn nhỏ khác nhau với tổng chiều dài 2.604km. Nhiều con kênh được xây dựng kè hai bên để ngăn lũ với tổng chiều dài 77km.

Hệ thống thoát nước công cộng với tổng chiều dài đường ống là 6.188km và 158 trạm bơm với tổng công suất đạt 1.636m3/giây.. Rải rác khắp Bangkok còn có 25 khu vực trữ nước lũ với tổng lượng nước chứa được là 1,2 triệu m3.

Ngoài hệ thống kênh, mương thoát nước, thủ đô Bangkok còn có hệ thống kiểm soát lũ gồm những đường ống có đường kính 5m, đi trong lòng thành phố ở độ sâu từ 15-22m và dùng máy bơm cao áp để bơm nước ra sông.

Một hồ chứa chống ngập ở Bangkok - Ảnh: Cơ quan Quản lý đô thị Bangkok

Trong trung tâm, Bangkok có hệ thống ống thoát nước ngầm dài 5km đã hoàn thành và thêm 6km tương tự đang xây dựng. Bên cạnh đó, Bangkok cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm hai hệ thống ống thoát, lần lượt dài 13,5km và 9,5km.

Nguyên nhân của trận lũ kinh hoàng tại Bangkok năm 2011 được xác định do thiếu đồng bộ quản lý ở một số hồ nước trong khu vực trong việc chứa và xả nước cho nông nghiệp; liên tiếp mưa lớn kết hợp bão trong vài ngày; nhiều cửa cống dọc sông Chao Phraya không hoạt động; lượng nước khổng lồ từ các tỉnh lân cận đổ về Bangkok.

Sau trận ngập lụt lịch sử năm 2011, thành phố Bangkok đã có nhiều hội thảo, kế hoạch để thực hiện việc chống lũ hiệu quả hơn.

Để chống ngập lụt, thành phố Bankgok gia cố, xây cao thêm các kè hai bên kênh mương và ở một số đoạn của sông Chao Phraya; nâng cao năng suất thoát nước của các con kênh; xây dựng mới thêm ba hệ thống thoát nước vào vịnh Thái Lan; xây thêm hồ chứa nước lũ.