< Báo Vison Times > Trong bài báo mới nhất công bố vào ngày 20 tháng 3, Na Uy vượt qua Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu. Đài Loan xếp hạng thứ 33, Đại Lục Trung Quốc xếp hạng 79. Bài báo cáo này chỉ có ý kêu gọi quốc gia xây dựng lòng tin và bình đẳng xã hội, thúc đẩy phúc lợi công dân.
Theo bài báo của “USA today”, Na Uy là đất nước Scandinavian chỉ có 5 triệu dân số nổi tiếng với vịnh hẹp hoành tráng, tuần lộc và “mặt trời nửa đêm” (Midnight Sun), được đánh giá xếp hạng nhất về mức độ hạnh phúc trong số 155 quốc gia trong bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc vừa mới ra ngày thứ hai tuần này.
Sự giàu có về dầu mỏ giúp Na Uy từ vị trí thứ tư năm ngoái vượt qua Đan Mạch chiếm lên ngôi đầu bảng. Dựa vào sản lượng kinh tế để đo lường, sự giàu có về dầu mỏ làm gia tăng thu nhập bình quân đầu người mỗi năm vượt quá 100 ngàn USD, gần như là gấp đôi nước Mỹ. Điều này cũng giúp Na Uy có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nước Mỹ (4.7%) và làm giảm tính mất quân bình về thu nhập, tức là sự chênh lệch về thu nhập giữa người giàu và người nghèo chỉ bằng 1/3 nước Mỹ.
Các quốc gia ở phía bắc địa cầu hạnh phúc hơn
Khí hậu lạnh giá hầu như cũng có liên quan đến hạnh phúc: Căn cứ theo danh sách xếp hạng của “báo cáo hạnh phúc thế giới” lần thứ năm, top 7 quốc gia đều là ở khu vực phía bắc của địa cầu: Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan và Canada.
40 năm trước, người tiên phong khai sáng kinh tế học hạnh phúc, nhà kinh tế học nhân khẩu nổi tiếng của Mỹ ông Richard A.Easterlin đã dẫn nhập khái niệm về “chỉ số hạnh phúc”.
Một trong những tác giả viết bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc Jonh Helliwell nói: “thông qua lựa chọn sản xuất dầu, và tiến hành đầu tư vì lợi ích của con cháu đời sau, Na Uy bảo vệ được kinh tế trong nước để tránh xảy ra nhiều biến động trong nền kinh tế dầy mỏ phong phú khác.”
Vị giáo sư Hollyville của trường đại học University of British Columbia Canada nói: “Quốc gia dành được thành quả tích cực có sự tin cậy lẫn nhau rất cao và mục tiêu chung, chính phủ quản lý phóng khoáng và tốt đẹp”. “Tất cả những điều này đều có thể được phát hiện tại Na Uy và các quốc gia được xếp hạng ở top đầu.”
Mức độ hạnh phúc của Mỹ hầu như là đang giảm xuống. Có lẽ là do sự khôi phục nền kinh tế quá chậm và sự thay đổi thế cục của các đảng phái chính trị, nước Mỹ từ xếp hạng thứ 13 của năm ngoái tụt xuống vị trí 14 năm nay. Tuy nhiên, người Mỹ hạnh phúc hơn dân chúng của Châu Âu: nước Đức (đứng thứ 16), nước Anh (đứng thứ 19) và nước Pháp (đứng thứ 31).
Người dân Trung Quốc không hạnh phúc bằng 25 năm trước
Báo cáo này còn cho thấy, trong khu vực Châu Á, Trung Quốc xếp thứ 79, Đài Loan xếp thứ 33, Hàn Quốc xếp thứ 56, Nhật Bản xếp thứ 51.
Trong đó, với sự tăng trưởng nhanh chóng về thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc trong 25 năm vừa qua đã hình thành sự đối lập rõ rang, người dân Trung Quốc so với 25 năm trước lại càng không hạnh phúc. Đánh giá mức sống của người Trung Quốc từ 1990 đến năm 2005 vẫn luôn cho thấy sự suy giảm ổn định, từ sau đó lại khôi phục trở lại mức độ của năm 1990. Họ cho rằng nguyên nhân chính yếu làm giảm hạnh phúc trong thời kỳ này là do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mức độ an toàn xã hội suy giảm.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 94, sau Singapore (thứ 26), Thái Lan (thứ 32), Malaysia (thứ 42), Philippines (thứ 72), Indonesia (thứ 81). Các quốc gia châu Phi như Cộng hòa Trung phi, Burundi, Tanzania, cùng với hai quốc gia Trung Đông là Syria và Yemen, nằm trong 10 nước đứng cuối bảng xếp hạng 155 quốc gia.
Tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng hạnh phúc
Trong phần báo cáo phát biểu của “mạng lưới phương án giải quyết phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc” (U.N.Sustainable Development Solutions Network) nói rõ, tuy sự biến đổi kinh tế rất quan trọng, nhưng các nhân tố như sức khỏe tuổi thọ bình quân, mức độ tự do, sự ủng hộ xã hội, độ tin cậy và mức hào khoáng của người dân cũng rất quan trọng.
Các nước xếp hạng thấp nhất là Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Tanzania, Lu Wangda và Syria.
Giáo sư Hollyville nói: “Trong số những quốc gia xếp hạng thấp nhất, tất cả 6 biến đổi chính yếu: thu nhập, sức khỏe, ủng hộ xã hội, tự do, hào phóng và tham nhũng thông thường đều có chỉ số rất thấp. Chúng còn bao gồm, chịu hành hạ vì sự xung đột nội bộ hoặc ngoại bộ hoặc vẫn muốn khôi phục đất nước từ sự phá hoại trong nền kinh tế, chính trị và văn minh của quá khứ.”
Trong kết quả điều tra khác của báo cáo này:
Trong quốc gia tương đối giàu có, nguồn gốc bất hạnh lớn nhất là tinh thần và bệnh tật.
Sự chênh lệch về thu nhập càng trở thành vấn đề trong các quốc gia tương đối nghèo.
Công việc đã đóng một vai trò then chốt, vì thất nghiệp sẽ dẫn đến mức độ hạnh phúc suy giảm rất lớn.