18/3/18

9 loại trái cây Trung Quốc thường bị đánh lừa là hàng Việt

 

Trái cây nhập khẩu - Trái cây Trung Quốc được đưa vào Việt Nam với giá rẻ và mẫu mã đẹp mắt, đang được bán tràn lan tại thị trường Việt. Với "danh tiếng" không hay từ trước tới giờ về mặt chất lượng và sự khủng khiếp về sức khỏe mà chúng đem lại, người tiêu dùng chúng ta phải thật sáng suốt khi chuẩn bị mua trái cây ngoài cửa hàng. Thế nhưng làm cách nào để biết đó là trái cây Việt hay trái cây Trung Quốc đội lốt, dưới đây là mẹo phân biệt một cách dễ dàng các loại trái cây của Trung Quốc để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

1. Quýt


* Quýt Trung Quốc: quả quýt Trung Quốc có dáng dẹp, kích thước các quả đồng đều nhau, vỏ bóng láng vàng tươi hấp dẫn, không bị dập nát, khi bạn bóc ra thì đầu múi thường bị khô xốp và không mọng nước. Vị ngọt đậm đôi khi còn đắng và có mùi hắc do hóa chất bảo quản.
* Quýt Việt Nam: Quả nhỏ, không đều nhau, có thể có quả dập, vỏ mỏng và thường bị nám đốm mờ, có màu vàng nhưng không bắt mắt bóng láng như quýt Trung Quốc. Vị thanh nhẹ, chua dịu và hương tự nhiên..

2. Nhãn



* Nhãn Trung Quốc: Nhãn quả to và vỏ mỏng hơn nhãn Hưng Yên, Cùi dày, hạt to, vị ngọt nhạt và không thơm. Do sử dụng chất bảo quản nên bạn sẽ thấy quả nhãn Trung Quốc có vỏ sạch, mỏng, mua về để một thời gian sẽ nhanh thâm thối..
*Nhãn lồng Hưng Yên: qủa to, vỏ gai, trông dày; vỏ vàng sậm hơn, tươi lâu vì được hái và vận chuyển, tiêu thụ ngay. Cùi nhãn dày và khô, hạt nhỏ nhưng mọng nước. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít (khác hẳn nhãn khác)... 

 3. Lựu



* Lựu Trung Quốc: quả có kích thước lớn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Khi bổ quả ra thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau, mềm, chảy nước; thường không mùi hoặc mùi của hóa chất. Khi mua về bảo quản không được lâu, rất nhanh hỏng...
* Lựu Việt Nam: quả thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt bên trong có mùi thanh.

 4. Nho



* Nho đỏ Trung Quốc: trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ, vị ngọt gắt. Các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc nhau, 1 chùm nho cân nặng khoảng 500g-700g/chùm; khi mua nhìn rất tươi ngon, đặc ruột nhưng nếu để trong tủ lạnh, sau khi lấy ra thì ruột sẽ trở nên bở và nhão...
* Nho đỏ Ninh Thuận: trái to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ. Chùm nho thon dài và các trái gần như khít nhau trên một chùm, ít rời rạc; nho Ninh Thuận rất dễ nhận biết vì trái chỉ bằng một nửa so với nho Trung Quốc... *

5. Dưa lưới



* Dưa lưới Trung Quốc: Quả to, thường nặng 3 - 4 kg/quả, hình bầu dục, nặng trên 3kg, có các vết lưới màu trắng đan xen với nhau, hiện rõ trên vỏ dưa; cùi hơi mềm và ăn rất ngọt. Nếu dưa bị tiêm thêm các loại đường hóa học thêm ngọt hoặc hóa chất để giữ độ tươi lâu thì khi bổ dưa ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ nhanh bị nhũn. Thời gian bảo quản lâu do sử dụng hóa chất bảo quản...
* Dưa lưới Việt Nam: Quả thường nhỏ, tròn, trọng lượng trung bình tầm 1 kg/quả, to nhất cũng chỉ 1,5 kg/quả; khi chín lưới chằng chịt hơn; cùi dày, ruột dưa màu cam, vị ngọt thanh, ăn giòn. Thời gian bảo quản ngắn...

6. Mận


* Mận Trung Quốc: có màu vàng mờ hoặc tím đen (mận lai), quả to, đẹp, ăn ngọt, ruột mềm, nhũn hơn, khi để tủ lạnh thường bị nẫu ruột, ăn nhạt và không ngon.  Mận trong nước đều ra hoa vào dịp đầu năm, kết trái tầm tháng 5 - 6 và hết mùa vào khoảng cuối tháng 7; vì vậy, những loại mận có trên thị trường sau thời gian đó đều là hàngTrung Quốc...
* Mận Việt Việt Nam: thường có lớp phấn trắng bên ngoài, đặc biệt khi vừa hái, kích cỡ nhỏ, không đều; khi chín có màu đỏ sậm, loại mận hậu có vỏ màu xanh, sờ mềm, ruột màu vàng, ăn chua. Một loại mận khác được thu hoạch tại huyện Bắc Hà thì có có màu tím nhạt, ruột đỏ, quả to bằng quả táo, vị chua...

7. Hồng


* Hồng trứng Trung Quốc (bên phải): vỏ bóng, đẹp, có màu đỏ cam tươi, màu đậm và trên vỏ thường không có vết xước; có kích thước đều nhau nhưng to hơn hồng Đà Lạt.Loại hồng này ngọt nhưng không thơm, hơi khô và không mọng nước ...
* Hồng trứng Đà Lạt (bên trái): có màu vàng cam, hình dạng tròn, dẹt trơn giống trứng gà, phần cuống có nhiều đốm đen, không có rãnh, có vết thâm, không đều màu, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng, ăn vào có vị ngọt béo, ăn rất dẻo và thơm...

8.Lê


* Lê Trung Quốc (bên phải): Cách phân biệt đầu tiên là bạn sẽ thấy Lê TQ còn Lê Việt Nam chỉ trong khoảng tháng 8-9 thôi. Lê TQ có quả tròn đều, còn lê Việt quả sẽ thon dài. Lê TQ bọc trong lưới xốp, có vỏ ngoài nhẵn mịn, sáng bóng, màu xanh hoặc vàng tươi; có vị ngọt đậm, không có mùi thơm đặc trưng, Lê Việt có vỏ ngoài sần sùi màu vàng đậm không bóng bẩy bắt mắt; Lê TQ thịt quả bị thâm đen hoặc có nhiều vết nứt thâm, lỗ chỗ như kim châm. Có chứa chất bảo quản nên có thể để từ 15 - 20 ngày mà vẫn bóng đẹp; nếu để tủ lạnh có thể bảo quản tới 3 - 4 tháng... Lê VN có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu; thịt quả trắng, không bị khô xốp...

9. Dâu tây


* Dâu tây Trung Quốc (bên phải): phần lá phủ cuống dài, độ đồng đều cao,có màu đỏ đậm hơn và mịn láng, không có màu trắng đan xen; không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh; có thể để từ 7 - 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không bị héo hay thối quả...
* Dâu tây Đà Lạt (bên trái ): phần lá phủ cuống ngắn; quả không đồng đều, không quá to, mềm, không nhẵn mịn; sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng; mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt; mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh; dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày...
tonghop

0 on: "9 loại trái cây Trung Quốc thường bị đánh lừa là hàng Việt"