23/4/18

Cách trị tiểu đêm nhiều lần hiệu quả

- Không có nhận xét nào
Chữa trị tiểu đêm bằng thảo dược đang được rất nhiều người áp dụng, như một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đang cần phương pháp chữa tiểu đêm nhiều lần, 5 loại thảo dược giúp cải thiện hiệu quả nhất.


Nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần

tai sao tieu dem nhieu lan

Tiểu đêm nhiều lần là một than phiền thường gặp, có liên quan tới thận và bàng quang. Nước tiểu do thận thải ra bình thường khoảng 1 ml mỗi phút, tức khoảng 1,2-2 lít một ngày. Nước tiểu không ra ngoài liên tục mà được trữ lại rồi thải ra ngoài lúc thuận tiện nhờ vào bàng quang

Kim tiền thảo và râu ngô

kim tien thao
Kim tiền thảo

Từ lâu kim tiền thảo và râu ngô đã được biết đến là hai thảo dược thần kì có công dụng chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu và viêm bàng quang. Vì thế bài thuốc kết hợp hai vị dược liệu này rất hiệu quả cho người mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần, tiểu dắt do sỏi.

Cách làm: Cho 30g kim tiền thảo và 30g râu ngô nấu cùng với nước, uống hàng ngày thay trà. Chỉ cần áp dụng bài thuốc này liên tục trong thời gian 2 tuần, sẽ thấy chứng đi tiểu đêm nhiều được thuyên giảm nhanh chóng. Chú ý là bài thuốc này chỉ dùng trong trường hợp tiểu đêm do các nguyên nhân sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Ích trí nhân

Ích trí nhân
Ích trí nhân- Giải pháp cho chứng tiểu đêm nhiều lần

Ích trí nhân còn có tên gọi khác là ích trí tử. Thuốc có vị cay, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ thận, làm đặc tinh, giúp hạn chế số lần đi tiểu. Bài thuốc này chuyên dùng trong các trường hợp tiểu đêm nhiều, di tinh, đặc biệt với những phụ nữ có cơ niệu đạo bao quanh bàng quang suy yếu. Trong Đông y, ích trí nhân được xem như vị “cứu tinh” cho những ai bị chứng tiểu đêm nhiều làm phiền.

Cách làm: tang phiêu tiêu 30 gram, ích trí nhân 15 gram, hoài sơn 30 gram. Sắc uống.

Phá cố chỉ

Phá cố chỉ
Phá cố chỉ

Giống như ích trí nhân, phá cố chỉ có tác dụng bổ thận dương mạnh, giúp  các triệu chứng chính của chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Phá cố chỉ đặc biệt tốt cho phụ nữ do thành phần có chứa bavanchi, một hoạt chất giống như estrogen nội sinh. Vì vậy trong Đông y chuyên dùng để giải quyết chứng tiểu nhiều, tiểu đêm nhiều lần ở nữ.
Cách làm: phá cố chỉ (ngâm rượu sao) 100g, Tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên, mỗi tối dùng nước ấm uống. Trị 6 ca đều khỏi.

Giá đỗ


Giá đỗ xanh là một loại thực phẩm bổ dưỡng, được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn của người Việt. Ít ai biết giá đỗ còn là một loại thảo dược trong y học dân gian, được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đêm nhiều, bí tiểu, tiểu dắt. Với thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giàu vitamin và kẽm, bài thuốc từ giá đỗ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường testosterol với nam giới, hạn chế tiểu đêm do nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt, viêm hệ tiết niệu.

Cách làm: 500g giá đỗ xanh, đem luộc lấy nước, cái dùng để ăn thay rau. Nước luộc giá pha với 50g đường trắng. Uống 5 – 6 lần trong ngày để chữa tiểu đêm, tiểu dắt, hạn chế tiểu buốt.

Cẩu kì tử

Với thành phần chứa nhiều vitamin, sắt, protein, canxi, cẩu kì tử giúp bồi bổ cơ thể, rất tốt cho người già, đặc biệt là nam giới mắc các bệnh về sinh lý. Bài thuốc cầu kì tử còn giúp chữa tiểu đêm nhiều do các nguyên nhân béo phì, phì đại tuyến tiền liệt.

Cách làm: Dùng 15g quả cẩu kì tử sắc lấy nước uống 2 ngày một lần để giảm hiện tượng tiểu đêm nhiều, bí tiểu, tiểu dắt.

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược giúp hết tiểu đêm nhiều lần

– Sử dụng thảo dược giúp hết tiểu đêm cần phải rất kiên trì sử dụng lâu dài.

– Dược tính trong các loại thảo dược có thể sẽ bị giảm bớt trong quá trình đun, sắc vì vậy cần tìm cách chế biến, đun sắc hoặc pha chế kết hợp phù hợp với từng loại thảo dược.

– Khi lựa chọn phương pháp mua các loại thảo dược khô, cần kiểm tra thật kỹ tránh trường hợp mua phải các loại cây bị trộn lẫn, mua nhầm loại cây hoặc các loại thảo dược có sử dụng chất kích thích hoặc chất bảo quản.

– Cần xác định rõ người bệnh có bị dị ứng với thành phần nào của thảo dược hay không trước khi sử dụng, tránh những biến chứng không đáng có.

– Sử dụng thảo dược một cách đơn lẻ chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh tiểu đêm.Còn nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đêm vẫn không được loại bỏ.

theo: annieunu.vn

11/4/18

8 hành động hay làm khi 'ngứa tay' phản tác dụng cho sức khỏe

- Không có nhận xét nào
Bỗng dưng thấy một sợi tóc bạc trên đầu, lập tức nhổ ngay, Cạy lớp da bong vảy ở vết thương đang lành, mọc mụn nước phồng rộp thì phải chọc thủng... Những thói quen "ngứa tay" này tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn.

1. Nhổ tóc bạc

Không ít các bạn trẻ khi phát hiện trên đầu mình có một hai sợi tóc bạc là lập tức muốn nhổ chúng ngay. Thực tế, việc này chỉ là tạm thời và những sợi tóc bạc vẫn có thể mọc lại.


Khi một sợi tóc bị bạc đi nghĩa là melanin không được duy trì ở tế bào chân tóc, chúng có thể đã hoạt động kém dần đi hoặc không hoạt động. Càng có ít melanin thì tóc bạn sẽ càng bạc đi nhanh, khi các tế bào sắc tố trong nang tóc đã chết thì dù bạn có nhổ hết tóc bạc, tóc mọc mới cũng không thể đen trở lại.

Ngoài ra, khi bạn kéo giật mạnh sợi tóc bạc sẽ gây ảnh hưởng tổn thương cho da đầu và nang tóc, làm bể các mạch máu nhỏ nối các nang tóc và phá vỡ các dây thần kinh, khiến bạn dễ bị hói hoặc mụn da đầu.

2. Ngoáy mũi

Hãy dùng khăn mềm thay vì thói quen dùng ngón tay để ngoái mũi. Phần da mềm bên trong mũi rất dễ bị tổn thương, dùng ngón tay ngoái mũi làm nguy cơ chúng bị rách và nhiễm trùng, đồng thời làm gãy lông mũi có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa bụi bẩn.

Ngoài ra, bên trong mũi có chứa các vi khuẩn lành mạnh. Nếu bạn cho ngón tay vào, các vi khuẩn có hại sẽ từ tay lây lan vào gây nhiễm trùng. Tay sau đó mang vi khuẩn và lây lan ra xung quanh, dễ gây bệnh đặc biệt là bệnh cúm vào mùa lạnh.

3. Chọc thủng mụn rộp

Những vết phồng rộp ở chân thường xuất hiện do ma sát từ tất hoặc giày cọ vào da, thường sẽ biến mất trong vài ngày.

Vì thế, bạn không nên tự ý chọc thủng những vết rộp này chỉ vì nhìn chúng "ngứa mắt" để tránh nhiễm trùng.

4. Cắn móng rô


Khi những phần da mỏng bao quanh móng tay bị xước, nhiều người thay vì dùng dụng cụ bấm móng tay thì lại dùng răng để "xử lý", vô tình tạo ra vết thương trên ngón tay.

Khi bạn không cẩn thận làm rách da, những vi khuẩn ở móng tay có thể gây viêm da. Khi bạn cầm thức ăn, vi khuẩn ở móng tay cũng có thể xâm nhập cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

5. Dụi mắt


Mắt là cơ quan vô cùng nhạy cảm trong cơ thể. Vì thế, khi dụi mắt có thể vô tình làm lây lan bệnh tật, hạt bụi trong mắt còn có nguy cơ làm trầy xước giác mạc.

Khi bị bụi vào mắt, bạn nên tránh dụi mắt mà thay vào đó, hãy nhỏ nước muối hoặc thuốc nhỏ mắt, đồng thời thử các biện pháp giảm khô mắt.

6. Nặn mụn đầu đen

Mụn đầu đen hình thành bởi sự tích tụ bã nhờn và chất sừng trong lỗ nang lông, gây nên tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, kết hợp với sự tác động ánh nắng mặt trời gây nên hiện tượng oxy hóa và tăng sắc tố tạo thành mụn đầu đen.

Bàn tay chúng ta luôn chứa vi khuẩn, vì vậy việc nặn mụn đầu đen bằng tay sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội "tấn công" lỗ nang lông, gây viêm và hình thành mụn.

Nếu bạn dùng dụng cụ nặn mụn đầu đen tạo một lực mạnh giúp lấy nhân mụn từ lỗ nang lông. Điều này vô tình làm tổn thương vùng da nặn mụn, tăng nguy cơ gây sẹo, lây lan mụn ra vùng da xung quanh.

7. Cạy lớp da bong vảy 


Thói quen thường mắc phải của rất nhiều người, khi vết thương đang lành, lớp da bong vảy chính là một lớp khiên của cơ thể giúp cho vết thương đó của bạn tránh phải vi khuẩn không xâm nhập vào, nếu bạn tiện tay bóc chúng đi, vết thương của bạn sẽ càng lâu lành, đồng thời dễ bị nhiễm trùng và thành sẹo.

8. Gãi vết muỗi đốt

Khi bị muỗi đốt, chúng ta thuờng có phản xạ là đưa tay lên gãi. Nhưng khi gãi vết ngứa có thể làm xước da, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trên tay, móng tay... xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng.

Nếu không có thuốc bôi để hết ngứa, bạn có thể sử dụng một viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt để giảm cảm giác ngứa ngáy.

Theo: giadinhmoi.vn

22/3/18

Uống sữa ngay sau khi ăn thịt gà tốt hay hại?

- Không có nhận xét nào
AEOC - Trong các bữa ăn hằng ngày, chúng ta nên tìm hiểu một số thực phẩm không nên hay cấm kị kết hợp cùng nhau, bởi vì có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khoẻ như ngộ độc, đau bụng, buồn nôn… thậm chí còn có thể gây nguy hại đến tính mạng  Một số thực phẩm cấm kị kết hợp bởi nhóm thực phẩm không cùng loại cần đến thời gian và môi trường tiêu hóa khác nhau. Tương tự như vậy, nếu kết hợp thịt gà cùng sữa sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Đầy hơi, khó tiêu

Sữa là loại thực phẩm cần nhiều thời gian để tiêu hóa do trong nó có chứa một loại protein có tên là casein rất khó hấp thu và khó hòa tan.

Trong khi đó, Protein trong gà còn nhiều hơn và phức tạp hơn so với protein trong sữa, vì thế trộn lẫn hai loại protein này trong quá trình tiêu hóa không phải là một ý tưởng tốt.

Kết quả là bạn sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,...

Gây độc tố

Nếu thường xuyên dùng hai thứ này cùng thời điểm sẽ gây tác động bất lợi cho dạ dày dễ dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, táo bón, trào ngược axit,… và tiền đề cho rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Hơn nữa, kết hợp hai loại protein có trong sữa và thịt gà còn gây ra độc tố, tích tụ trong cơ thể lâu ngày nhẹ thì dẫn đến một số bệnh đường ruột, dạ dày, nặng hơn là bệnh ung thư đường ruột.

Bệnh về da


phản ứng dễ nhận thấy khi bạn uống sữa ngay sau khi ăn thịt gà là nổi những nốt đỏ trên da. Hiện tượng này gọi là bệnh bạch biến (vitiligo). Điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tốt nhất, nên dùng 2 loại thực phẩm này cách nhau 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, một số công thức nấu gà có ướp sữa lại không hề gây hại cho sức khỏe mà nó còn làm cho thịt mềm và ngọt hơn do sự hiện diện của các enzym trong sữa.

Hoặc bạn có thể uống nước chanh sau khi ăn thịt gà để làm nhẹ ghánh cho dạ dày bởi nước chanh sẽ làm quá trình tiêu hóa được nhanh chóng hơn.

Ngoài sữa ra, thịt gà cũng không nên kết hợp cùng hành sống, rau cả, tỏi, rau rắm hoặc một số loại thịt như cá chép và tôm.

Reatimes.vn

13/6/17

Mẹo giúp toàn thân khoẻ khoắn với 5 phút gác chân

- Không có nhận xét nào
Mỗi ngày chỉ cần dành ra 5 phút thực hiện động tác sau, chắc chắn bạn sẽ không còn mỏi mệt và cơ thể luôn linh hoạt, khỏe khoắn.


Các bước thực hiện như sau: Nằm gần một bức tường và giữ thẳng lưng, sau đó nâng chân lên nhẹ nhàng, dựa sát chân vào tường, vuông góc với cơ thể. Giữ tư thế này trong 5 phút.

Hiệu quả, giúp chức năng của tim thoải mái hơn, hoạt động của đường ruột trở lại bình thường, sự mệt mỏi và toát mồ hôi ở hai chân sẽ biến mất, huyết áp sẽ ở mức ổn định.

Theo Bright Side

2/5/17

Cảnh báo: Hãy ngừng ăn cá rô phi ngay lập tức sau khi đọc bài này

- Không có nhận xét nào
Cá rô phi là món ăn phổ biến trong mâm cơm của nhiều gia đình hàng ngày. Nhưng vì sao bạn nên ngừng ăn cá rô phi ngay lập tức sau khi đọc bài này? Hãy cùng chúng tôi khám phá nguyên nhân nhé.


Cá luôn được xem là một trong những nguồn protein lành mạnh nhất. So với thịt bò và thịt heo, nó chứa ít chất béo, cholesterol và calorie hơn nhiều. Đồng thời, nó lại giàu vitamin, khoáng chất và các axit béo thiết yếu tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải mọi loại cá đều tốt. Một số loài cá bị nhiễm độc thủy ngân cao ở biển. Trong khi đó, có nhiều loài cá nuôi gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe mà tất cả chúng ta đều phải tránh hoàn toàn, hay ít nhất là giảm tiêu thụ nếu không muốn nhập viện, thậm chí tử vong… Cá rô phi, một trong những loài cá nuôi phổ biến nhất, được nhiều bà nội trợ ưa thích vì giá rẻ và mùi vị thơm ngon. Thực tế, cá rô phi là thủy sản được tiêu thụ nhiều thứ 4 tại Mỹ, theo Viện cá quốc gia Mỹ. Nhưng có thể bạn chưa biết, mỗi lần ăn cá rô phi, bạn đang khiến sức khỏe của bản thân và gia đình gặp nguy hiểm.

Cá rô phi nuôi ẩn chứa nhiều nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe – Ảnh minh họa 

Tại sao việc ăn cá rô phi lại nguy hiểm như thế? Theo Healthyfoodteam, vấn đề với cá rô phi chính là nguồn gốc của nó. Trong khi cá rô phi hoang dã ăn tảo và thực vật, thì hầu hết cá rô phi bán ngoài chợ và siêu thị được nuôi bằng bã đậu, ngô biến đổi gen và chất thải gia súc, gia cầm. Cá rô phi hoang dã giàu dầu cá có lợi cho sức khỏe chứ không như cá nuôi.

Đây là 3 lí do để bạn ngừng ăn cá rô phi nuôi ngay lập tức mà trang Lifehack đưa ra:. Bạn có khả năng bị nhiễm độc Cá là loại thủy hải sản mà những ai muốn hấp thu axit béo omega-3 thường ăn. Như bạn đã biết, omega 3 có lợi cho sức khỏe bằng cách hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, và tăng cường hệ miễn dịch. Nó cũng ngừa viêm khớp, suy nhược, bệnh tim, thậm chí ung thư. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Wake Forest cho hay, cá rô phi chứa nhiều omega 6 hơn omega 3, với tỷ lệ là 11:1. Mặc dù cơ thể cũng cần omega 6, song lượng omega 6 cao hơn đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn, viêm khớp và những bệnh viêm khác.

Nguy cơ mắc ung thư cao hơn Có nhiều báo cáo cho biết cá rô phi nuôi tại Trung Quốc được nuôi bằng phân gia cầm và gia súc, do đó có thể tăng nguy cơ mắc ung thư của bạn lên gấp 10 lần so với cá rô phi ngoài đồng. Theo nhiều nguồn tin, cá rô phi nuôi thường được cho ăn phân vịt, gà và heo. Có nhiều lí do để tin rằng đây không chỉ là lời đồn đại. Năm 2009, Cơ quan nghiên cứu kinh tế của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã kiểm tra thủy sản nuôi nhập khẩu từ Trung Quốc và cho biết nhiều nông trại và cơ sở chế biến thực phẩm Trung Quốc được đặt tại những khu công nghiệp nơi không khí, đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn nữa, nghiên cứu tuyên bố nhiều nông dân thường dùng chất thải gia súc và gia cầm để làm thức ăn cho cá rô phi.

Cá rô phi thường được nuôi trong môi trường ô nhiễm cao – Ảnh minh họa: Internet

 Bạn có thể ăn phải thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu và hóa chất Vì cá rô phi được nuôi ở môi trường chật hẹp, chúng dễ bị mắc bệnh hơn. Khi đó, người nuôi sẽ cho cá uống kháng sinh để ngừa bệnh. Cá cũng được cho thuốc trừ sâu để trị bệnh rận biển. Những hóa chất này cực hại hại cho sức khỏe nếu bạn ăn phải. Dibutylin, 1 hóa chất được dùng trong việc chế tạo nhựa PVC, cũng có thể được tìm thấy ở cá rô phi nuôi ở nông trại. Hóa chất độc hại này có thể gây viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, béo phì và rối loạn trao đổi chất. Một hóa chất độc hại khác trong cá rô phi là dioxin, vốn có liên quan tới việc phát triển bệnh ung thư và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Cơ thể bạn cần tới 7-11 năm để thải loại được chất độc này khỏi cơ thể đấy! Những thông tin này có thể khiến bạn phải cân nhắc lại trước khi ăn món khoái khẩu này. Nếu không mua được cá rô phi ngoài đồng, hãy hỏi kỹ người bán về nguồn gốc của cá nuôi mà bạn định mua. Đừng mua cá rô phi từ những nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ. Nếu thấy cá có dấu hiệu nhiễm bệnh, đừng bao giờ mua và ăn nhé.

Theo clothing

20/4/17

Tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu rất nhiều người chưa biết

- Không có nhận xét nào

Rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể gây tổn hại thần kinh... nếu dùng không đúng cách.

Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Cần lưu ý với những tác dụng phụ của rau ngải cứu. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà. Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Những người có dấu hiệu sau đây được khuyên không nên dùng ngải cứu:
Không tốt cho người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.