28/12/18

Bổ nhiệm Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước

- Không có nhận xét nào
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018.

Ngày 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - ảnh:internet

Cùng trong quyết định này, Thủ tướng cũng bổ nhiệm các thành viên giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch của Hội đồng. Cụ thể:

Bổ nhiệm GS.TS Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng GD&ĐT giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng.
Bổ nhiệm GS.TS.VS Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

Bổ nhiệm GS.TS Nguyễn Quang Thuấn – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao.

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có trách nhiệm xét công nhận, bổ nhiệm hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng quyết định bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018.

GS Phùng Xuân Nhạ sinh năm 1963 tại xã Tống Phan (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Trước khi được làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nhạ từng giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông được công nhận chức danh Giáo sư ngành kinh tế năm 2016; là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.

Nguồn: trithucvn.net

27/12/18

Thuế nợ nghìn tỷ chưa thu đã vội thu thuế xe ôm?

- Không có nhận xét nào
Theo chuyên gia kinh tế TS. Bùi Trinh, giải pháp thu thuế xe ôm quán cóc là không nên và bất khả thi khi số tiền nợ thuế chưa thu được lên đến 79 nghìn tỷ.

Những con số giật mình

Tổng cục Thuế vừa có công văn số 4965 chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán năm 2019. Trong đó đưa xe ôm, hộ kinh doanh quán cóc, vỉa hè với ngưỡng thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên vào diện xem xét đánh thuế, gây xôn xao dư luận.

Trả lời PV, chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Trinh cho biết, trong khi ngành thuế chỉ đạo thống kê dữ liệu của người hành nghề xe ôm, bán hàng quán cóc vào diện thu thuế thì một con số khác do ngành thuế đưa ra sẽ khiến dư luận giật mình, đó là số nợ thuế lên đến 79.000 tỷ đồng chưa được thu hồi.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ tính đến 30/11/2018 là 79.069 tỷ đồng. Trong đó, tiền thuế nợ có khả năng thu là 43.342 tỷ đồng (nợ dưới 90 ngày là 11.057 tỷ đồng; nợ trên 90 ngày là 32.285 tỷ đồng). Số nợ này chiếm tỷ trọng 54,8% tổng số tiền thuế nợ.

Bên cạnh đó, tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 35.727 tỷ đồng.

TS. Bùi Trinh


“Số nợ thuế này vì sao không thu được, ai chịu trách nhiệm? Đây mới là vấn đề ngành thuế cần trả lời trước dư luận, người dân”, TS. Bùi Trinh nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tổng cục thuế lại ra công văn tới cục thuế các địa phương đưa xe ôm, quán cóc, kinh doanh vỉa hè với ngưỡng thu nhập từ 100 triệu/năm vào diện đánh thuế. Vấn đề là có cán bộ thuế nào đủ quyết tâm chạy theo một anh xe ôm? Một chị bán hàng rong… để thống kê chính xác thu nhập của họ. Đề xuất bởi vậy chắc chắn sẽ không thực tế, thiếu khả thi.

Gốc rễ của vấn đề

Lý giải về đề xuất trên, TS. Bùi Trinh cho biết, trước hết gốc rễ chỉ đạo của Tổng cục Thuế đến từ sự chênh lệch hai con số, một bên thống kê của Tổng cục Thống kê và một bên từ ngành thuế.

Về nguyên tắc, Tổng cục Thống kê thống kê tất cả các cá nhân kinh doanh, kể cả những người làm tự do, buôn bán nhỏ. Trong khi, cơ quan thuế chỉ quản lý thuế với những hộ có địa điểm kinh doanh cố định. Do mục đích thống kê là khác nhau dẫn đến những sai lệch trong số liệu.

Theo Tổng cục Thống kê, số liệu của điều tra cơ sở kinh tế của Tổng cục Thống kê là cơ sở để ngành thuế nắm, từ đó quản lý thuế sát hơn. Thực tế cũng có những hộ kinh doanh chưa khai đủ, giấu doanh thu dẫn đến thất thu thuế. Tổng cục Thuế đã yêu cầu đưa ngay vào diện quản lý thuế những hộ kinh doanh bị sót kể trên.

Các cục thuế cũng được yêu cầu phải thường xuyên rà soát đảm bảo có dữ liệu giải trình khi có yêu cầu với các cá nhân kinh doanh không thường xuyên, như xe ôm, chủ thầu xây dựng vãng lai, kinh doanh quán cóc vỉa hè, hộ kinh doanh tại các địa điểm tự phát, không được cấp phép hoạt động chính thức như chợ tạm, chợ cóc, xóm, làng, thôn, bản…

Theo TS. Bùi Trinh, việc thu thuế với quán cóc, xe ôm…là không nên và không khả thi.

“Theo tôi, việc sai lệch số liệu là bình thường vì đối tượng thống kê là khác nhau, theo tài liệu hướng dẫn tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2017, cơ quan thống kê khi thống kê đã đưa cả những người kinh doanh hàng rong, xe đẩy, bán xôi, bánh mì, xe cà phê di động, xe ôm hay người kinh doanh thời vụ vào.

Trong khi đó tiêu chí để lập bộ và đưa vào danh sách quản lý thuế đối với cơ quan thuế phải là những người kinh doanh ổn định, có doanh thu hằng năm từ 100 triệu đồng trở lên. Như vậy, đối với những hoạt động kinh doanh dạng trên, cơ quan thuế không thể thu thuế và không nên thu thuế”, ông Trinh bày tỏ.

Ông Trinh cũng thẳng thắn: “Vấn đề không phải cứ có thu nhập là nhăm nhăm đánh thuế mà mức thu nhập bao nhiêu mới đánh thuế. Những người như xe ôm, bán hàng rong, hát rong… là những người không có nghề nghiệp ổn định trong xã hội, thu nhập của những người này vì thế cũng bấp bênh, có khi thu nhập cả đời của họ cũng không bằng số lẻ của thất thoát lãng phí”.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bày tỏ lo lắng, vì các đối tượng ngành thuế đề cập phía trên là rất nhỏ, rải rác và không ổn định trong công việc cũng như thu nhập. Việc thu thuế với những đối tượng này theo ông Phong là khó và tính khả thi không cao.

Thậm chí, vị chuyên gia này còn cảnh báo, nếu không có chế tài quản lý bài bản vô tình có thể trở thành kênh để lạm dụng cho những người được giao để thu thuế các đối tượng trên.

Nguồn: nguoiduatin.vn

21/3/18

Philippines- Xe buýt lao xuống vách núi, 19 người thiệt mạng

- Không có nhận xét nào
AEOC - Tổng cộng 19 người chết và 21 người khác bị thương khi một xe khách mất thắng và lao xuống vách núi ở miền trung Philippines, theo AFP dẫn thông tin từ cảnh sát ngày 21.3.

Thông tin ban đầu cho biết vụ tai nạn đã có 15 người đã tử vong tại chỗ, trong đó có tài xế và người soát vé.





Phát ngôn viên Sở cảnh sát tỉnh Occidental Mindoro, Imelda Tolentino cho hay xe khách từ thị trấn San Jose đến Manila khi đang qua cầu thì đâm vào thành cầu, lao thẳng xuống khe núi trên đảo Mindoro vào tối 20.3.

“Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân khiến tài xế mất lái, có thể máy móc có vấn đề hoặc tài xế ngủ gật”, theo bà Tolentino.

Các nhân viên cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm thi thể và cứu  những người bị thương khỏi xác xe ở đáy khe núi ở độ sâu 15 m.

Tai nạn xảy ra gần thị trấn Sablayan, cách Manila khoảng 195 km về phía nam.

Theo thanhnien.vn

Tài xế xe khách trong vụ đâm cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ lên tiếng

- Không có nhận xét nào
Tiếp nối vụ tai nạn tốn nhiều giấy mực của báo chí gần đây, vụ tai nạn tối 20/3, lái xe khách trong vụ tai nạn ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra chiều 18/3 khiến 1 chiến sỹ cảnh sát PCCC tử nạn và nhiều người bị thương lần đầu lên tiếng.

Chia sẻ với VOV.VN, anh Đỗ Hùng Mạnh (SN 1981) – người tài xế lái xe khách cho biết, hiện tại anh vẫn rất mệt mỏi và chưa ổn định tinh thần.

Anh Mạnh kể lại: “ Vẫn như thường ngày tôi chạy xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội, thời tiết hôm đó mưa, đường trơn trượt nên tôi cũng điều khiển xe với tốc độ không cao. Đến ngã ba thì không thấy gì cả, mình cứ thẳng đường mình đi thôi, đùng một cái thấy xe cứu hỏa chạy ra tôi không xử lý kịp”.

Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Với 8 năm kinh nghiệm trong nghề, tài xế cho biết tình huống xảy ra tai nạn như ngày 18/3 vừa rồi là quá bất ngờ và bản thân anh cũng chưa bao giờ gặp phải.

“Ai lái xe cũng biết các xe thường chạy tốc độ cao trên đường cao tốc, bình thường xe chạy ngược chiều đã rất nguy hiểm, chưa kể xe cứu hoả lấn làn. Khi ấy, khoảng cách 2 xe rất gần, không tài nào tránh kịp”, anh Mạnh chia sẻ.

Khi tai nạn xảy ra, trên xe khách do anh Mạnh điều khiển còn có 40 hành khách và phụ xe. Dù chưa hết bàng hoàng và bản thân cũng bị thương nhưng anh Mạnh vẫn thấy rất may mắn vì tính mạng các hành khách trên xe không bị ảnh hưởng.

Xe khách và xe cứu hỏa hư hỏng nặng.

Trước ý kiến cho rằng xe khách đã không có dấu hiệu giảm tốc độ hay động thái kiểm soát tình huống nguy hiểm, tài xế đã không quan sát để xử lý kịp thời xung đột giao thông, vì thế đã tông trực diện vào chiếc xe cứu hỏa, gây ra TNGT nghiêm trọng, anh Mạnh thẳng thắn: “Tôi có nghĩ đến chuyện đánh lái để tránh xe, nhưng đường trơn trượt, khoảng cách hai xe lại quá gần, nếu đánh lái có thể xe sẽ bị lật hoặc đâm vào các xe khác. Lúc đó thương vong chắc chắn sẽ rất nhiều. Tôi chỉ biết xử lý sao cho ít thương vong nhất, không ai mong muốn tai nạn xảy ra…”, anh Mạnh lý giải.

Như thông tin trước đó vào khoảng 16h30' ngày 18/3, chiếc xe cứu hỏa của Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy số 12 (PCCC số 12) trong khi đang đi làm nhiệm vụ trên tuyến cao tốc Pháp Vân –  Cầu Giẽ, xe đi ngược chiều theo hướng Hà Nội - Ninh Bình đến Km 192 thì bị chiếc xe khách 45 chỗ mang BKS: 29B - 078.43 chạy theo hướng ngược lại đâm trực diện.

Các nạn nhân trên xe khách đã được đưa vào Bệnh viện Việt Đức kiểm tra. Phụ xe Lê Phụ Trường bị gãy chân cũng được tiến hành phẫu thuật.

Đối với các cảnh sát PCCC, 4 người sau khi sơ cứu đã xuất viện, một người bị rạn xương quai xanh đang được điều trị tại Bệnh viện 198. Người nặng nhất là Trung sĩ Chử Văn Khánh (25 tuổi) đã tử vong./.

s.t

18/3/18

Mưa đá rơi trắng xóa ở Mộc Châu

- Không có nhận xét nào
Mưa đá xuất hiện ở thị trấn Mộc Châu (Sơn La) với số lượng lớn, kích thước bằng đầu ngón tay.

- Mưa đá xuất hiện ở thị trấn Mộc Châu (Sơn La) với số lượng lớn, kích thước bằng đầu ngón tay.

XEM CLIP:



Từ 21h đêm 17 tới đầu giờ sáng nay 18/3/2018, tại thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện mộc Châu, tỉnh Sơn La xảy ra trận mưa đá, khiến người dân địa phương không khỏi hoang mang.





Cơn mưa lớn kèm theo sấm chớp và gió lốc giật mạnh kéo dài khoảng 30 phút, cùng thời điểm này mưa đá xuất hiện ở nông trường Mộc Châu.

Chị Thủy, sinh sống tại thị trấn nông trường Mộc Châu, kể: Từ nhỏ tới lớn tôi mới được chứng kiến mưa đá khủng khiếp như thế này, rất may mưa đá chỉ kéo dài thời gian ngắn, đến giờ chưa có thông tin về thiệt hại lớn đến tài sản của bà con.
Hạt mưa đá có kích thước 2-3 cm

Mưa đá xuất hiện ở diện rộng. Dọc theo Quốc lộ 6 cũ đều có những hạt mưa đá có đường kính khoảng  từ  2-3 cm phủ kín cả ven đường. Thời điểm mưa đá, thời tiết ngoài trời ở mức trung bình, không có dấu hiệu mưa, người dân không phải mặc áo rét...

theo: vietnamnet.vn

9 loại trái cây Trung Quốc thường bị đánh lừa là hàng Việt

- Không có nhận xét nào
Trái cây nhập khẩu - Trái cây Trung Quốc được đưa vào Việt Nam với giá rẻ và mẫu mã đẹp mắt, đang được bán tràn lan tại thị trường Việt. Với "danh tiếng" không hay từ trước tới giờ về mặt chất lượng và sự khủng khiếp về sức khỏe mà chúng đem lại, người tiêu dùng chúng ta phải thật sáng suốt khi chuẩn bị mua trái cây ngoài cửa hàng. Thế nhưng làm cách nào để biết đó là trái cây Việt hay trái cây Trung Quốc đội lốt, dưới đây là mẹo phân biệt một cách dễ dàng các loại trái cây của Trung Quốc để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

1. Quýt


* Quýt Trung Quốc: quả quýt Trung Quốc có dáng dẹp, kích thước các quả đồng đều nhau, vỏ bóng láng vàng tươi hấp dẫn, không bị dập nát, khi bạn bóc ra thì đầu múi thường bị khô xốp và không mọng nước. Vị ngọt đậm đôi khi còn đắng và có mùi hắc do hóa chất bảo quản.
* Quýt Việt Nam: Quả nhỏ, không đều nhau, có thể có quả dập, vỏ mỏng và thường bị nám đốm mờ, có màu vàng nhưng không bắt mắt bóng láng như quýt Trung Quốc. Vị thanh nhẹ, chua dịu và hương tự nhiên..

2. Nhãn



* Nhãn Trung Quốc: Nhãn quả to và vỏ mỏng hơn nhãn Hưng Yên, Cùi dày, hạt to, vị ngọt nhạt và không thơm. Do sử dụng chất bảo quản nên bạn sẽ thấy quả nhãn Trung Quốc có vỏ sạch, mỏng, mua về để một thời gian sẽ nhanh thâm thối..
*Nhãn lồng Hưng Yên: qủa to, vỏ gai, trông dày; vỏ vàng sậm hơn, tươi lâu vì được hái và vận chuyển, tiêu thụ ngay. Cùi nhãn dày và khô, hạt nhỏ nhưng mọng nước. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít (khác hẳn nhãn khác)... 

 3. Lựu



* Lựu Trung Quốc: quả có kích thước lớn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Khi bổ quả ra thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau, mềm, chảy nước; thường không mùi hoặc mùi của hóa chất. Khi mua về bảo quản không được lâu, rất nhanh hỏng...
* Lựu Việt Nam: quả thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt bên trong có mùi thanh.

 4. Nho



* Nho đỏ Trung Quốc: trái to gấp đôi nho Ninh Thuận, quả chín có màu đỏ nhạt, có lốm đốm trắng trên vỏ, vị ngọt gắt. Các trái nho trên cùng 1 chùm rời rạc nhau, 1 chùm nho cân nặng khoảng 500g-700g/chùm; khi mua nhìn rất tươi ngon, đặc ruột nhưng nếu để trong tủ lạnh, sau khi lấy ra thì ruột sẽ trở nên bở và nhão...
* Nho đỏ Ninh Thuận: trái to khoảng đầu ngón tay cái, vỏ rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ. Chùm nho thon dài và các trái gần như khít nhau trên một chùm, ít rời rạc; nho Ninh Thuận rất dễ nhận biết vì trái chỉ bằng một nửa so với nho Trung Quốc... *

5. Dưa lưới



* Dưa lưới Trung Quốc: Quả to, thường nặng 3 - 4 kg/quả, hình bầu dục, nặng trên 3kg, có các vết lưới màu trắng đan xen với nhau, hiện rõ trên vỏ dưa; cùi hơi mềm và ăn rất ngọt. Nếu dưa bị tiêm thêm các loại đường hóa học thêm ngọt hoặc hóa chất để giữ độ tươi lâu thì khi bổ dưa ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ nhanh bị nhũn. Thời gian bảo quản lâu do sử dụng hóa chất bảo quản...
* Dưa lưới Việt Nam: Quả thường nhỏ, tròn, trọng lượng trung bình tầm 1 kg/quả, to nhất cũng chỉ 1,5 kg/quả; khi chín lưới chằng chịt hơn; cùi dày, ruột dưa màu cam, vị ngọt thanh, ăn giòn. Thời gian bảo quản ngắn...

6. Mận


* Mận Trung Quốc: có màu vàng mờ hoặc tím đen (mận lai), quả to, đẹp, ăn ngọt, ruột mềm, nhũn hơn, khi để tủ lạnh thường bị nẫu ruột, ăn nhạt và không ngon.  Mận trong nước đều ra hoa vào dịp đầu năm, kết trái tầm tháng 5 - 6 và hết mùa vào khoảng cuối tháng 7; vì vậy, những loại mận có trên thị trường sau thời gian đó đều là hàngTrung Quốc...
* Mận Việt Việt Nam: thường có lớp phấn trắng bên ngoài, đặc biệt khi vừa hái, kích cỡ nhỏ, không đều; khi chín có màu đỏ sậm, loại mận hậu có vỏ màu xanh, sờ mềm, ruột màu vàng, ăn chua. Một loại mận khác được thu hoạch tại huyện Bắc Hà thì có có màu tím nhạt, ruột đỏ, quả to bằng quả táo, vị chua...

7. Hồng


* Hồng trứng Trung Quốc (bên phải): vỏ bóng, đẹp, có màu đỏ cam tươi, màu đậm và trên vỏ thường không có vết xước; có kích thước đều nhau nhưng to hơn hồng Đà Lạt.Loại hồng này ngọt nhưng không thơm, hơi khô và không mọng nước ...
* Hồng trứng Đà Lạt (bên trái): có màu vàng cam, hình dạng tròn, dẹt trơn giống trứng gà, phần cuống có nhiều đốm đen, không có rãnh, có vết thâm, không đều màu, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng, ăn vào có vị ngọt béo, ăn rất dẻo và thơm...

8.Lê


* Lê Trung Quốc (bên phải): Cách phân biệt đầu tiên là bạn sẽ thấy Lê TQ còn Lê Việt Nam chỉ trong khoảng tháng 8-9 thôi. Lê TQ có quả tròn đều, còn lê Việt quả sẽ thon dài. Lê TQ bọc trong lưới xốp, có vỏ ngoài nhẵn mịn, sáng bóng, màu xanh hoặc vàng tươi; có vị ngọt đậm, không có mùi thơm đặc trưng, Lê Việt có vỏ ngoài sần sùi màu vàng đậm không bóng bẩy bắt mắt; Lê TQ thịt quả bị thâm đen hoặc có nhiều vết nứt thâm, lỗ chỗ như kim châm. Có chứa chất bảo quản nên có thể để từ 15 - 20 ngày mà vẫn bóng đẹp; nếu để tủ lạnh có thể bảo quản tới 3 - 4 tháng... Lê VN có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu; thịt quả trắng, không bị khô xốp...

9. Dâu tây


* Dâu tây Trung Quốc (bên phải): phần lá phủ cuống dài, độ đồng đều cao,có màu đỏ đậm hơn và mịn láng, không có màu trắng đan xen; không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh; có thể để từ 7 - 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không bị héo hay thối quả...
* Dâu tây Đà Lạt (bên trái ): phần lá phủ cuống ngắn; quả không đồng đều, không quá to, mềm, không nhẵn mịn; sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng; mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt; mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh; dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày...
tonghop