Theo thống kê, tại Việt Nam mỗi năm có 11.000 ca mắc ung thư vú mới, và hơn 4.500 trường hợp tử vong vì ung thư vú. Đặc biệt, theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên giám đốc viện K, thì độ tuổi mắc ung thư vú ở Việt Nam cũng thấp hơn so với thế giới, phần lớn từ độ tuổi 40, trong khi thế giới là từ 50-60 tuổi. Cũng từng có bệnh nhân 30 tuổi, hay thậm chí có bệnh nhân 20 tuổi, khi còn là sinh viên.
Cũng như nhiều loại ung thư khác, khi phát hiện càng sớm thì tỷ lệ khỏi và sống càng cao hơn. Hiện nay, tỷ lệ khỏi lên tới 80% ở ung thư vú giai đoạn 1 và 60% ở giai đoạn 2. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú tại Việt Nam cao hơn so với thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, việc tự phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đóng vai trò rất quan trọng.
Đặc biệt, tỷ lệ ung thư vú do di truyền tương đối cao, do vậy nếu người thân bạn bị mắc bệnh (kể cả nam giới), thì bạn cần lưu tâm, đi khám định kỳ thường xuyên để tầm soát ung thư.
Bên cạnh việc sờ thấy khối u, thì dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị ung thư vú. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu này thì cần đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời nếu có, đặc biệt là khi bạn ở độ tuổi từ 40 trở lên hoặc có người thân mắc bệnh ung thư vú.
Đầu vú khô, đóng vảy
Nếu da phần núm vú đột nhiên trở nên khô, đóng vảy, bong tróc vảy, và lan ra khu vực bên ngoài như quầng vú, thì đó có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.
“Nhiều người da chỉ bị khô thì triệu chứng sẽ biến mất, nhưng nếu bạn nhận thấy có tróc vảy và không biến mất, thì đó là mối lo ngại”, Tiến sĩ y khoa, bác sĩ phẫu thuật vú Sharon Rosenbaum Smith tại Mount Sinai West, thành phố New York cho biết.
Vú chuyển màu đỏ
Da màu đỏ thường là dấu hiệu của một số loại nhiễm trùng, nhưng nếu vùng da đỏ của vú không mềm hay không nóng khi chạm vào, và tiếp tục lan ra hay vì biến mất, thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ Rosenbaum Smith cảnh báo. “Màu đỏ có thể dao động từ hồng nhạt đến đỏ như lửa, nhưng không có hình như phát ban, và không đau khi chạm vào”.
Sờ thấy hạch sưng dưới cánh tay
“Một số người nhận thấy một khối ở vùng nách nhưng không thấy có khối nào ở vú, vì vậy họ không nghĩ đó là ung thư. Nhưng đáng tiếc đó vẫn có thể là ung thư vú”, bác sĩ Rosenbaum Smith cho biết.
Nếu đó là hạch không phải ung thư, thì khi bị sưng lên sẽ mềm khi bạn chạm vào. Còn một hạch ung thư nói chung thường không đau, chạm vào có cảm giác rắn, và không di chuyển ra xung quanh khi bạn ấn vào – bác sĩ Rosenbaum Smith cho biết cách phân biệt.
Núm vú tiết ra máu
Cũng theo bác sĩ Rosenbaum Smith, nếu núm vú tự nhiên tiết ra máu, tức là khi bạn không nắn núm vú, thì điều đó không bao giờ là bình thường.
“Bạn sẽ thường thấy máu xuất hiện ở áo ngủ hay áo trong, đó rất có thể là ung thư”, bác sĩ Smith nói.
Trạng thái này có thể chỉ xuất hiện ở một bên vú. Bất cứ sự tiết dịch nào xuất hiện khi bạn nắn núm vú thường không cần phải lo lắng, hoặc bắt nguồn từ một số thứ nhưng không phải ung thư, theo bác sĩ Rosenbaum Smith.
Da vú lõm, nhăn như hình lúm đồng tiền
Nếu vú bạn có chỗ nhìn như lúm đồng tiền, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ Rosenbaum Smith đề nghị bạn thực hiện một động tác sau đây để kiểm tra: Giơ tay trái lên cao trên đầu. Điều này khiến cơ ngực căng. Nếu bạn nhìn xuống và thấy vùng lúm đồng tiền đó vẫn còn, thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Giải thích về lý do, bác sĩ cho biết: “Bạn có một ít sợi liên kết với vùng da vú, và nếu có tổ chức ung thư ở đây, nó sẽ kéo các mối liên kết này và tạo hình ảnh như lúm đồng tiền”.
Núm vú thụt vào
Nếu khi sinh núm vú bạn đã ngược lại với bình thường, thụt vào trong thay vì hướng ra ngoài, thì cũng đừng quá phiền muộn. Nhưng nếu núm vú bạn vốn luôn hướng ra ngoài, và bạn bắt đầu nhận thấy chúng thụt vào (và không bật ra trở lại), thì đó có thể là mối lo. Có một nguyên tắc là: Bất kỳ sự thay đổi nào ở bề ngoài núm vú đều nhận được sự chú ý của bác sĩ, bác sĩ Rosenbaum Smith nói.
Vú thay đổi kích thước
Phồng to hay teo nhỏ vú mà không giải thích được, đặc biệt là chỉ ở một bên, là điều bạn cần phải lưu ý, theo Hiệp hội Ung thư Vú Hoa Kỳ. Mặc dù một số phụ nữ có 2 bên vú không đối xứng, và kích thước núm có thể dao động theo tuổi, có thai, thay vì một số loại biện pháp tránh thai nhất định… nhưng nếu không thuộc các trường hợp ở trên, thì bạn cần đi kiểm tra ngay.
Nếu bạn là nam giới và sờ thấy khối u?
Khối u có thể là mối lo ngại đối với nữ giới, nhưng trong nhiều trường hợp chúng không phải là ung thư. Tuy nhiên nếu bạn là nam và nhận thấy mình có một khối u ở vú, thì phải đi khám ngay lập tức, theo bác sĩ Rosenbaum Smith.
“Một khối u ở nam giới không bao giờ là bình thường”, bác sĩ Smith nói. “Hầu hết nam giới đều nghĩ rằng họ không thể bị ung thư vú, vì vậy khối u kia không quan trọng, nhưng thực tế thì lại là có”.
Cũng như nhiều loại ung thư khác, khi phát hiện càng sớm thì tỷ lệ khỏi và sống càng cao hơn. Hiện nay, tỷ lệ khỏi lên tới 80% ở ung thư vú giai đoạn 1 và 60% ở giai đoạn 2. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú tại Việt Nam cao hơn so với thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, việc tự phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đóng vai trò rất quan trọng.
Đặc biệt, tỷ lệ ung thư vú do di truyền tương đối cao, do vậy nếu người thân bạn bị mắc bệnh (kể cả nam giới), thì bạn cần lưu tâm, đi khám định kỳ thường xuyên để tầm soát ung thư.
Bên cạnh việc sờ thấy khối u, thì dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị ung thư vú. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu này thì cần đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời nếu có, đặc biệt là khi bạn ở độ tuổi từ 40 trở lên hoặc có người thân mắc bệnh ung thư vú.
Đầu vú khô, đóng vảy
Nếu da phần núm vú đột nhiên trở nên khô, đóng vảy, bong tróc vảy, và lan ra khu vực bên ngoài như quầng vú, thì đó có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.
“Nhiều người da chỉ bị khô thì triệu chứng sẽ biến mất, nhưng nếu bạn nhận thấy có tróc vảy và không biến mất, thì đó là mối lo ngại”, Tiến sĩ y khoa, bác sĩ phẫu thuật vú Sharon Rosenbaum Smith tại Mount Sinai West, thành phố New York cho biết.
Vú chuyển màu đỏ
Da màu đỏ thường là dấu hiệu của một số loại nhiễm trùng, nhưng nếu vùng da đỏ của vú không mềm hay không nóng khi chạm vào, và tiếp tục lan ra hay vì biến mất, thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ Rosenbaum Smith cảnh báo. “Màu đỏ có thể dao động từ hồng nhạt đến đỏ như lửa, nhưng không có hình như phát ban, và không đau khi chạm vào”.
Sờ thấy hạch sưng dưới cánh tay
“Một số người nhận thấy một khối ở vùng nách nhưng không thấy có khối nào ở vú, vì vậy họ không nghĩ đó là ung thư. Nhưng đáng tiếc đó vẫn có thể là ung thư vú”, bác sĩ Rosenbaum Smith cho biết.
Nếu đó là hạch không phải ung thư, thì khi bị sưng lên sẽ mềm khi bạn chạm vào. Còn một hạch ung thư nói chung thường không đau, chạm vào có cảm giác rắn, và không di chuyển ra xung quanh khi bạn ấn vào – bác sĩ Rosenbaum Smith cho biết cách phân biệt.
Núm vú tiết ra máu
Cũng theo bác sĩ Rosenbaum Smith, nếu núm vú tự nhiên tiết ra máu, tức là khi bạn không nắn núm vú, thì điều đó không bao giờ là bình thường.
“Bạn sẽ thường thấy máu xuất hiện ở áo ngủ hay áo trong, đó rất có thể là ung thư”, bác sĩ Smith nói.
Trạng thái này có thể chỉ xuất hiện ở một bên vú. Bất cứ sự tiết dịch nào xuất hiện khi bạn nắn núm vú thường không cần phải lo lắng, hoặc bắt nguồn từ một số thứ nhưng không phải ung thư, theo bác sĩ Rosenbaum Smith.
Da vú lõm, nhăn như hình lúm đồng tiền
Nếu vú bạn có chỗ nhìn như lúm đồng tiền, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ Rosenbaum Smith đề nghị bạn thực hiện một động tác sau đây để kiểm tra: Giơ tay trái lên cao trên đầu. Điều này khiến cơ ngực căng. Nếu bạn nhìn xuống và thấy vùng lúm đồng tiền đó vẫn còn, thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Giải thích về lý do, bác sĩ cho biết: “Bạn có một ít sợi liên kết với vùng da vú, và nếu có tổ chức ung thư ở đây, nó sẽ kéo các mối liên kết này và tạo hình ảnh như lúm đồng tiền”.
Núm vú thụt vào
Nếu khi sinh núm vú bạn đã ngược lại với bình thường, thụt vào trong thay vì hướng ra ngoài, thì cũng đừng quá phiền muộn. Nhưng nếu núm vú bạn vốn luôn hướng ra ngoài, và bạn bắt đầu nhận thấy chúng thụt vào (và không bật ra trở lại), thì đó có thể là mối lo. Có một nguyên tắc là: Bất kỳ sự thay đổi nào ở bề ngoài núm vú đều nhận được sự chú ý của bác sĩ, bác sĩ Rosenbaum Smith nói.
Vú thay đổi kích thước
Phồng to hay teo nhỏ vú mà không giải thích được, đặc biệt là chỉ ở một bên, là điều bạn cần phải lưu ý, theo Hiệp hội Ung thư Vú Hoa Kỳ. Mặc dù một số phụ nữ có 2 bên vú không đối xứng, và kích thước núm có thể dao động theo tuổi, có thai, thay vì một số loại biện pháp tránh thai nhất định… nhưng nếu không thuộc các trường hợp ở trên, thì bạn cần đi kiểm tra ngay.
Nếu bạn là nam giới và sờ thấy khối u?
Khối u có thể là mối lo ngại đối với nữ giới, nhưng trong nhiều trường hợp chúng không phải là ung thư. Tuy nhiên nếu bạn là nam và nhận thấy mình có một khối u ở vú, thì phải đi khám ngay lập tức, theo bác sĩ Rosenbaum Smith.
“Một khối u ở nam giới không bao giờ là bình thường”, bác sĩ Smith nói. “Hầu hết nam giới đều nghĩ rằng họ không thể bị ung thư vú, vì vậy khối u kia không quan trọng, nhưng thực tế thì lại là có”.