Mới đây xuất hiện thông tin tôm một mắt chứa kháng sinh nhiều hơn loại tôm khác khiến các bà nội trợ hoang mang, lo lắng.
Có nên ăn tôm một mắt?
Mới đây, một nickname có tên Ng.Th.Nh. chia sẻ bài viết trên trang facebook cá nhân của mình với tiêu đề: "Không nên ăn tôm một mắt chứa kháng sinh", nhận được nhiều quan tâm, bình luận của cư dân mạng.
Cụ thể bài viết như sau: "Nghe anh rể từng nuôi hải sản kể, nghề nuôi tôm giống để kích thích tôm đẻ nhiều, họ phải tìm cách cắt cuống mắt tôm. Bởi hoocmôn ức chế sự sinh sản được sản xuất tích tụ và phóng thích từ cuống mắt của tôm. Như vậy cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hoá học ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt tôm cũng giống như tháo gỡ cái máy phát ra tín hiệu này. Nhờ thế mà buồng trứng của tôm phát triển liên tục và tôm đẻ nhiều hơn. Để làm được điều đó, những con tôm cái sẽ bị tiêm rất nhiều kháng sinh. Sau khi tôm đẻ xong một vài lứa, người nuôi sẽ không ăn loại tôm này mà mang bán hoặc có thể thả ra biển. Chính vì thế tốt nhất mọi người đừng nên mua loại tôm này...".
Sau khi đăng tải, bài viết nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, ai ai cũng tỏ ra hoang mang và thắc mắc về độ xác thực của nó.
Một thành viên mạng có tên P.L. bình luận: “Bình thường đi chợ cũng ít khi để ý tôm một mắt hay hai mắt. Đọc thông tin này xong không biết thực hư như thế nào nhưng cũng phải để ý và tránh mua mới được, nguy hiểm quá…”.
“Tôm loại này ăn rất nhạt như bột... có con chỉ luộc lên là nghe nặng mùi thuốc kháng sinh luôn. Một số trại tôm lớn sau khi ép giống thì thả lại biển và cũng có một số nguời vì ham lợi để bán cho người tiêu dùng", bạn O.K. bình luận thêm.
Trao đổi với Sắc Màu Cuộc Sống về vấn đề này, PGS, TS Trần Hồng Côn - Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - cho biết: "Việc người nuôi tôm tiêm kháng sinh vào tôm giống để kích thích sinh sản là có thật. Nhưng điều đáng nói là khi tiêm thuốc kháng sinh vào thì tôm giống vẫn sống bình thường và không chết đi. Chính vì thế từ khi tiêm đến khi tôm đẻ rồi mang đi bán thì hàm lượng thuốc kháng sinh đã giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, đây là tôm giống đẻ sau vài lứa thì người ta bỏ đi nên lượng tôm này tồn tại trên thị trường là rất hiếm. Mặt khác, không phải cứ tôm một mắt là do tiêm kháng sinh gây ra mà có thể trong quá trình sống của tôm chúng bị những loài khác tác động, hoặc trong khi vận chuyển của người bán gây nên tình trạng tôm bị mất một mắt nên người tiêu dùng cũng không nên hoang mang, lo lắng quá. Nếu có ăn phải loại tôm một mắt này thì cũng không quá nguy hiểm”.
Những dấu hiệu của tôm không nên mua
Tình trạng thương lái bơm tạp chất, hóa chất, kháng sinh… vào tôm trước khi bán để kiếm lời đã từng xảy ra và nhiều vụ bị phanh phui khiến dư luận hoang mang. Một số dấu hiệu cho thấy tôm ngậm hóa chất dưới đây bạn nên biết để tránh mua phải.
- Tôm bị bơm bột, hóa chất và tạp chất thường có phần đuôi bị tòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường.
- Thân tôm bị bơm tạp chất, bột hoặc hóa chất thường thẳng, căng mập, các đốt trên thân tôm bị giãn hết ra, nhất là đoạn giữa đầu và thân tôm. Mang tôm bị bơm rất cứng, thẳng và phồng căng chứ không mềm, phẳng và bám chặt vào đầu tôm như tôm sạch.
- Tôm bị ngâm, bơm hóa chất thường ra nhiều nước khi nấu, ăn rất nhạt, bở và dễ bóc vỏ.
- Tôm bị ngâm urê thường bị trương nước, vỏ rất căng và cứng, nhất là phần mang. Quan sát kỹ sẽ thấy phần đầu không chắc, bị phù và gần như rời khỏi thân; gai tôm vểnh, màu sắc vỏ nhợt nhạt chứ không đậm như tôm sạch. Khi nấu ra nhiều nước, có mùi lạ, thịt teo và ăn rất nhạt, xơ cứng.
Theo lời khuyên của PGS Côn, người tiêu dùng nên chọn mua những con tôm còn nhảy tanh tách, vỏ sáng bóng và đậm màu; thân mềm và cong; đuôi xếp đều và cụp xuống; đặc biệt là phải còn nguyên chân, càng, gai và râu. Nên mua những con tôm có thịt chắc, trong và gắn chặt vào vỏ. Đối với tôm đông lạnh hoặc đã chế biến sẵn, hãy kiểm tra bằng cách cầm đầu và thân tôm rồi kéo thẳng tôm ra một cách nhẹ nhàng, nếu các khớp nối trên vỏ tôm khít nhau thì đó là tôm sạch, mới. Còn nếu những khớp này không khít thì tức là tôm cũ và có thể bị bơm hóa chất.
Có nên ăn tôm một mắt?
Mới đây, một nickname có tên Ng.Th.Nh. chia sẻ bài viết trên trang facebook cá nhân của mình với tiêu đề: "Không nên ăn tôm một mắt chứa kháng sinh", nhận được nhiều quan tâm, bình luận của cư dân mạng.
Cụ thể bài viết như sau: "Nghe anh rể từng nuôi hải sản kể, nghề nuôi tôm giống để kích thích tôm đẻ nhiều, họ phải tìm cách cắt cuống mắt tôm. Bởi hoocmôn ức chế sự sinh sản được sản xuất tích tụ và phóng thích từ cuống mắt của tôm. Như vậy cuống mắt tôm giống như một cái máy phát ra tín hiệu hoá học ngăn cản sự sinh sản. Vì vậy, cắt cuống mắt tôm cũng giống như tháo gỡ cái máy phát ra tín hiệu này. Nhờ thế mà buồng trứng của tôm phát triển liên tục và tôm đẻ nhiều hơn. Để làm được điều đó, những con tôm cái sẽ bị tiêm rất nhiều kháng sinh. Sau khi tôm đẻ xong một vài lứa, người nuôi sẽ không ăn loại tôm này mà mang bán hoặc có thể thả ra biển. Chính vì thế tốt nhất mọi người đừng nên mua loại tôm này...".
Bài viết được chia sẻ trên mạng. Ảnh: Chụp màn hình.
Sau khi đăng tải, bài viết nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, ai ai cũng tỏ ra hoang mang và thắc mắc về độ xác thực của nó.
Một thành viên mạng có tên P.L. bình luận: “Bình thường đi chợ cũng ít khi để ý tôm một mắt hay hai mắt. Đọc thông tin này xong không biết thực hư như thế nào nhưng cũng phải để ý và tránh mua mới được, nguy hiểm quá…”.
“Tôm loại này ăn rất nhạt như bột... có con chỉ luộc lên là nghe nặng mùi thuốc kháng sinh luôn. Một số trại tôm lớn sau khi ép giống thì thả lại biển và cũng có một số nguời vì ham lợi để bán cho người tiêu dùng", bạn O.K. bình luận thêm.
Trao đổi với Sắc Màu Cuộc Sống về vấn đề này, PGS, TS Trần Hồng Côn - Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - cho biết: "Việc người nuôi tôm tiêm kháng sinh vào tôm giống để kích thích sinh sản là có thật. Nhưng điều đáng nói là khi tiêm thuốc kháng sinh vào thì tôm giống vẫn sống bình thường và không chết đi. Chính vì thế từ khi tiêm đến khi tôm đẻ rồi mang đi bán thì hàm lượng thuốc kháng sinh đã giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó, đây là tôm giống đẻ sau vài lứa thì người ta bỏ đi nên lượng tôm này tồn tại trên thị trường là rất hiếm. Mặt khác, không phải cứ tôm một mắt là do tiêm kháng sinh gây ra mà có thể trong quá trình sống của tôm chúng bị những loài khác tác động, hoặc trong khi vận chuyển của người bán gây nên tình trạng tôm bị mất một mắt nên người tiêu dùng cũng không nên hoang mang, lo lắng quá. Nếu có ăn phải loại tôm một mắt này thì cũng không quá nguy hiểm”.
Những dấu hiệu của tôm không nên mua
Tình trạng thương lái bơm tạp chất, hóa chất, kháng sinh… vào tôm trước khi bán để kiếm lời đã từng xảy ra và nhiều vụ bị phanh phui khiến dư luận hoang mang. Một số dấu hiệu cho thấy tôm ngậm hóa chất dưới đây bạn nên biết để tránh mua phải.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm bị bơm hóa chất.
- Tôm bị bơm bột, hóa chất và tạp chất thường có phần đuôi bị tòe chứ không xếp đều và cụp xuống như tôm thường.
- Thân tôm bị bơm tạp chất, bột hoặc hóa chất thường thẳng, căng mập, các đốt trên thân tôm bị giãn hết ra, nhất là đoạn giữa đầu và thân tôm. Mang tôm bị bơm rất cứng, thẳng và phồng căng chứ không mềm, phẳng và bám chặt vào đầu tôm như tôm sạch.
- Tôm bị ngâm, bơm hóa chất thường ra nhiều nước khi nấu, ăn rất nhạt, bở và dễ bóc vỏ.
- Tôm bị ngâm urê thường bị trương nước, vỏ rất căng và cứng, nhất là phần mang. Quan sát kỹ sẽ thấy phần đầu không chắc, bị phù và gần như rời khỏi thân; gai tôm vểnh, màu sắc vỏ nhợt nhạt chứ không đậm như tôm sạch. Khi nấu ra nhiều nước, có mùi lạ, thịt teo và ăn rất nhạt, xơ cứng.
Theo lời khuyên của PGS Côn, người tiêu dùng nên chọn mua những con tôm còn nhảy tanh tách, vỏ sáng bóng và đậm màu; thân mềm và cong; đuôi xếp đều và cụp xuống; đặc biệt là phải còn nguyên chân, càng, gai và râu. Nên mua những con tôm có thịt chắc, trong và gắn chặt vào vỏ. Đối với tôm đông lạnh hoặc đã chế biến sẵn, hãy kiểm tra bằng cách cầm đầu và thân tôm rồi kéo thẳng tôm ra một cách nhẹ nhàng, nếu các khớp nối trên vỏ tôm khít nhau thì đó là tôm sạch, mới. Còn nếu những khớp này không khít thì tức là tôm cũ và có thể bị bơm hóa chất.