Theo các chuyên gia, trước tình hình ngập úng như hiện nay tại TP.HCM,
người dân chỉ có thể học cách thích nghi nhưng không thể chịu đựng mãi.
Xem thêm:
>> Toàn cảnh "Sài Gòn Thất Thủ" sau trận mưa chiều tối 26/7/2016
>> Từ nay đến cuối tuần, Sài Gòn còn nhiều trận mưa lớn
Thiếu tài chính
Theo TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và Biến đổi
khí hậu TP.HCM, trước tình hình ngập úng như hiện nay, người dân TP chỉ
có thể thích nghi, chứ không thể nào chịu đựng và cứ mãi sống chung với
ngập úng được. Để nói về việc thích nghi của người dân, trước tiên nhiệm
vụ của Nhà nước là cần phải đầu tư xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng chống
ngập. Đây là vấn đề căn bản, then chốt nhất, nhưng hiện nay còn thiếu và
rất yếu do thiếu tài chính. “Chúng ta cũng phải đảm bảo được an toàn ở
mức độ tương đối, còn lại những biến cố như trận mưa cực đoan ngày 26.9
vừa qua, thì ta mới nói đến chuyện thích nghi của người dân”, TS Hò Long
Phi nói.
Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng Khoa Đô thị học,
trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM nhận định, trước tình hình
ngập úng như hiện nay, người dân TP cần phải chủ động đối phó để đảm bảo
tính mạng của bản thân. Cụ thể, các thiết kế nhà ở hiện nay, đều xây
dựng hệ thống nguồn điện âm và được thiết kế ổ điện khá thấp khoảng từ
dưới 1m. Điều này, sẽ gây nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ em
trước tình hình nước ngập tràn vào nhà. Để chủ động, người dân cần thiết
kế ổ điện cao hơn hoặc dự phòng bằng cách tắt hết các nguồn điện, khi
xảy ra tình trạng ngập úng trong nhà. Ngoài ra, cần di chuyển những vật
dụng đồ điện như: tủ lạnh, quạt máy... lên trên cao hơn để tránh việc
dẫn điện khi gặp nước.
“Những lúc xảy ra mưa lớn, chúng ta cần xây dựng những đội thanh
niên tự nguyện giúp người điều khiển phương tiện giao thông di chuyển
qua những khu vực có hố sâu, hố ga... Vì khi nước ngập, người điều khiển
phương tiện sẽ không quan sát được chỗ nào có kênh mương, hố sâu, hay
hố ga. Hay chúng ta cần thay đổi cách dự báo thời tiết như hiện nay, vì
việc dự báo không thể nào chính xác khi dự báo trước nhiều ngày. Cần
phải dự báo kịp thời hoặc trước vài giờ thông qua tin nhắn điện thoại
hoặc các phương tiện truyền thông khác. Có như thế người dân mới có thể
chủ động ứng phó và lên phương án dự phòng trước nguy cơ xảy ra ngập
úng”, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa chia sẻ.
looking for great gift?
TP.HCM đang lún?
TS Hồ Long Phi nhấn mạnh, ngay cả những nước lớn và phát triển, thì
khi gặp những trận mưa lớn với vũ lượng mưa đã đạt đến 204,3 mm như
ngày 26.9 vừa qua, cũng sẽ ngập vì đây là chuyện bất khả kháng.
“Những trận mưa nhỏ hơn, nếu như chúng ta vẫn còn bị ngập là do cơ
sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Đồng thời, cơ chế phối hợp giữa các ban
ngành chưa tốt. Cụ thể, việc quy hoạch về đất đai, quy hoạch về xây
dựng... đi ngược với xu hướng chống ngập, dẫn đến việc chống ngập khó
khăn hơn và tốn kém hơn. Đó là những thứ chúng ta cần khắc phục, chứ
không phải đưa yếu tố thích nghi của nhân dân làm yếu tố then chốt”.
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng đô thị đang có xu
hướng tăng như hiện nay, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng
TP.HCM cho biết, nguyên nhân là do việc biến đổi khí hậu, làm xuất hiện
những cơn mưa lớn và kéo dài liên tục, trong khi hệ thống thoát nước
của TP lại không đáp ứng kịp. Tuy nhiên, theo TS Võ Kim Cương, một trong
những nguyên nhân chính là do TP đang bị sụt lún theo thời gian.
“Mỗi năm, nền đất có thể bị lún một vài cm, nhưng hàng chục năm sau
thì sụt lún này có thể lên hàng mét. Bằng chứng là trước đây, tiêu
chuẩn trong xây dựng khi thiết kế các con đường, bao giờ người ta cũng
sẽ thiết kế mặt đường hơn mực nước cao nhất là 50 phân. Bây giờ, nước
lại chảy ngược ra đường, chứng tỏ mặt nước cao hơn mặt đường. Điều này,
sẽ có 2 trường hợp hoặc là mặt nước cao hơn, hoặc là mặt đường bị lún
xuống. Theo tôi nghĩ khả năng mặt nước cao hơn do biến đổi khí hậu thì
chúng ta đã biết rồi, nhưng mặt đường bị lún xuống thì lâu nay chưa có
cuộc khảo sát, điều tra cụ thể nào. Từ những điều này, tôi nghĩ cần có
những cuộc khảo sát, điều tra để có thể đánh giá được mặt đường sụt lún
như thế nào”, TS Võ Kim Cương nhận định.
Ngoài những cách khắc phục tình trạng ngập úng đang có xu hướng
tăng như hiện nay, TS Võ Kim Cương cho biết thêm: “Tình trạng thông
thoáng của các hệ thống thoát nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong việc gây
ra ngập úng đô thị… Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt rất lớn, đặc biệt
là những loại rác nổi như ni lông, xốp... Nếu chúng kết lại, sẽ rất dễ
gây ra tắc cống. Do vậy lực lượng chức năng cần thường xuyên tăng cường
khảo sát…”.
Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, ở Hà Lan, hệ thống các
công trình đê biển, kè biển, cửa cống và cửa chắn lụt được quốc gia này
đẩy mạnh xây dựng để ngăn chặn tình trạng ngập liên tục. Tuy nhiên, tình
hình ngập ở Hà Lan lại khác với nước ta, vì đặc điểm địa hình của đất
nước này là nằm ở vùng trũng, thấp. Hơn nữa, điều kiện khí tượng thủy
văn ở Hà Lan cũng không giống nước ta, lượng nước ngập do mưa ở Hà Lan
cũng rất thấp. Vì vậy, chúng ta chỉ học tập được ở Hà Lan một số việc
như ngăn triều.
Nguyễn Tiến
0 on: "Ngập nước ở TP.HCM: Người dân có thể thích nghi nhưng không thể chịu đựng mãi"