Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog

11/5/16

Báo cáo của Đại học Oxford: Nhiều thảm họa toàn cầu đang ở ngay trước mắt

 

Gần đây, Đại học Oxford đã công bố “Báo cáo Nguy cơ thảm họa toàn cầu 2016” (Global Catastrophic Risks Report 2016), theo đó chỉ ra nhiều loại thảm họa đang đe dọa sinh tồn loài người. Một trong những thảm họa xảy ra có thể làm 1/10 dân số Trái Đất thiệt mạng.


Báo cáo thảm họa toàn cầu chia thành hai loại, một là đang xảy ra, hậu quả có thể đến bất cứ khi nào; hai là dạng tiềm ẩn, có thể cả chục năm sau mới xảy ra.

Tính nguy hiểm lớn nhất trong những thảm họa đang xảy ra là đại dịch bệnh và chiến tranh hạt nhân, còn nguy hiểm tiềm ẩn lớn nhất là biến đổi khí hậu và một số loại sản phẩm khoa học kỹ thuật. Những nguy hiểm khác gồm có núi lửa, va chạm giữa Trái đất và hành tinh khác…

Bài học về dịch bệnh trong lịch sử

Theo Báo cáo, lịch sử đã cho loài người nhiều bài học sâu sắc. Ví dụ năm 1918 xảy ra đại dịch cúm ở Tây Ban Nha và lan trên toàn cầu, làm 5% nhân khẩu thế giới thiệt mạng. Sau đó, có đến 1/3 dân số toàn cầu nhiễm nhiều loại bệnh tật khác nhau (như vi rút cúm), trong đó có loại bệnh với tỷ lệ người nhiễm bệnh bị thiệt mạng là 50% (như nhiễm virus Ebola).

Tuy hiện nay tạm thời chưa thấy có đại dịch bệnh, nhưng nguy hiểm đang luôn tiềm ẩn, ví dụ H5N1 là một minh chứng.

Nhà tiên tri Maya từng dự báo, ngày 12/12/2012 sẽ có thay đổi lớn trên Trái Đất

Những nguy hiểm chưa được quan tâm đúng mức

Nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân vì vấn đề chế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân, cuộc chiến đầu tiên có thể làm thiệt mạng hàng triệu hoặc thậm chí cả tỷ người, sau đó còn thêm nhiều người chết vì mùa đông hạt nhân. Cho dù sau Chiến tranh Lạnh, nguy cơ chiến tranh hạt nhân dịu đi, nhưng một khi xuất hiện bất trắc ngoài ý muốn sẽ dẫn đến thảm họa toàn cầu rất khó lường.

Báo cáo chỉ ra, khoa học kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố nghiêm trọng tiềm ẩn thảm họa, cho dù ít người hiểu được điều này. Nhiều loại kỹ thuật luôn tiềm ẩn thảm họa cho loài người và bầu sinh quyển. Như tính nguy hiểm của công nghệ sinh học vượt xa so với các loại chất gây bệnh mới trong tự nhiên. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể là nguyên nhân hủy diệt loài người. Chúng ta phải nghiên cứu thấu đáo đối với hai loại kỹ thuật này và phát hiện thêm những nguy cơ mà nó mang lại.

Thực tế bị hệ thống che lấp

Theo Báo cáo, tính nguy hiểm của thảm họa toàn cầu đang ở ngay trước mắt, nhưng vì những vấn đề chính trị và kinh tế che phủ khiến nhiều người bàng quan.

Cho dù có một vài chính phủ ý thức được mối nguy này, nhưng không ý thức bản thân họ phải hành động mà trông vào nỗ lực của những nước khác; giữa các tổ chức không có sự phối hợp nhịp nhàng, không đạt được thỏa thuận chung; những tập đoàn lợi ích chỉ vì lợi nhuận kinh tế mà kéo dài thời gian hội ý. Tóm lại, ý thức phối hợp cùng nhau ứng phó với thảm họa toàn cầu còn rất kém.

Có thể nói, nguy hiểm mà thế giới phải đối diện đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như một bệnh dịch lớn sẽ làm 10% dân số thế giới tử vong, nếu tính theo dân số toàn cầu khoảng 7 tỷ người thì sẽ có khoảng 1,7 tỷ người chết vì thảm họa.

Theo Báo cáo, mục đích của điều tra nghiên cứu này để cảnh báo mọi người có ý thức mạnh mẽ về những thảm họa loài người đang đối diện, từ đó hy vọng có thể đẩy mạnh những hoạt động ứng phó nhằm giảm bớt nguy cơ, còn tốt hơn là loại bỏ được nguy hiểm do thảm họa toàn cầu gây ra.

Nguồn: Tinh Vệ
ad: dich vu sua nha

0 on: "Báo cáo của Đại học Oxford: Nhiều thảm họa toàn cầu đang ở ngay trước mắt"