Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động cả nước Trung Quốc. Bé Duyệt Duyệt, 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe van cán qua người.
Người lái xe dừng lại một lúc, dường như anh ta cảm thấy mình vừa đâm phải một ai đó nhưng rồi vẫn tiếp tục nhích lên và cán qua người Duyệt Duyệt một lần nữa bằng bánh xe sau. Không chỉ 18 người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua và tiếp tục cán lên người em mà chạy. Mãi cho đến khi một phụ nữ nhặt rác tốt bụng nhìn thấy và kéo em vào bên trong.
Sự việc này nhanh chóng được truyền đi khắp các trang mạng xã hội không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Những người có lương tri khi biết chuyện đều cảm thấy sững sờ, đau đớn. Không ai có thể tưởng tượng nổi tại sao trên trái đất này lại có một dân tộc như thế.
Dưới đây là lời biện giải cho hành động thờ ơ vô cảm của những người qua đường buổi hôm đó:
Người tài xế xe tải cán qua người bé Duyệt Duyệt, trước khi ra đầu thú đã giải thích với báo chí lý do tại sao anh ta bỏ chạy:
***
“Nếu nó chết, tôi có thể chỉ phải bồi thường 20.000 nhân dân tệ (2.000 USD). Nhưng nếu nó bị thương có khi tôi phải mất hàng trăm nghìn tệ”.
***
Người đàn ông lái chiếc xe tay ga qua đường trả lời phóng viên với nụ cười khó chịu trên mặt rằng: “Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”.
Trường hợp của Duyệt Duyệt không phải là hiếm gặp ở Trung Quốc. Đó chỉ là giọt nước tràn ly làm bùng nổ một loạt các vụ lên án sự vô cảm nhẫn tâm của dân chúng.
Một tháng trước khi xảy ra chuyện của Duyệt Duyệt, một cụ ông 88 tuổi bị ngã giữa chợ và chết do tắt thở vì bị chảy máu cam. Người qua lại rất đông, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ cụ. Người nhà của cụ khi tìm đến thì đã không thể làm được gì nữa. Con gái cụ nói “Nếu ai đó giúp ông một tay, để máu chảy ra ngoài thì có lẽ bố tôi đã không chết.”
Năm 2011 chiếc dầm từ một công trường xây dựng ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông bất ngờ lao xuống đất và rơi trúng vào một cậu bé 5 tuổi. Người mẹ của cậu bé đã van nài những người lái ô tô và xe máy qua đường giúp chở cậu tới bệnh viện nhưng tất cả đều từ chối, kể cả viên công an xã. Khi xe cứu thương được gọi đến thì đã quá muộn. Cậu bé đã chết trên đường tới bệnh viện.
Vì đâu người Trung Quốc trở nên vô cảm?
Tại sao người Trung Quốc lại vô cảm đến vậy, nick name 60sunsetred nói trên mạng xã hội: “Người Trung Quốc đã đạt tới ngưỡng vô đạo đức nhất của mình”.
Rất nhiều cư dân mạng khác bình luận rằng nếu là họ thì họ cũng làm như vậy, không thể ra tay giúp đỡ, vì rất có thể đó chỉ là dàn cảnh, nếu giúp có khi bị mắc bẫy.
Những cư dân mạng này nhắc lại vào năm 2006 tại Nam Kinh một thanh niên là Peng Yu giúp một cụ bà bị ngã trên phố và đưa cụ tới bệnh viện rồi ở đó chờ đợi xem cụ có sao không. Tuy nhiên, sau đó, thật ngược đời, các thành viên gia đình cụ đã cáo buộc Peng chính là người làm cho cụ bị ngã.
Thậm chí vụ án này khi đưa ra tòa án, thẩm phán đã đưa ra lập luận: “Peng phải có lỗi. Nếu không tại sao anh ta lại giúp đỡ bà cụ?”. Vị quan tòa này còn cho rằng Peng đã hành động trái với “quy luật thông thường”.
Sau khi tòa tuyên án Peng Yu có tội đã gây ra làm sóng phản ứng khắp Trung Quốc, cộng với việc rất nhiều kẻ dàn cảnh đã khiến người Trung Quốc cảnh giác, họ suy nghĩ rằng tốt nhất không làm gì hết nếu không muốn lại rước họa vào thân.
***
Ngay cả pháp luật cũng công nhiên tuyên án người đã ra tay giúp đỡ, còn cho rằng hành động giúp đỡ ấy là trái với quy luật thông thường. Vậy chẳng phải cũng ngang nhiên thừa nhận rằng vô cảm với người khác mới là điều bình thường?
***
Có thể nói rằng ở Trung Quốc ngày nay điều tốt và xấu đã bị đổi chỗ mất rồi, vậy nguyên nhân vì đâu mà ngày nay người Trung Quốc trở nên như vậy.
Nguyên nhân sâu xa
Người Trung Quốc xưa kia vốn có tín ngưỡng rất cao, có chuẩn mực đạo đức nhất định, đó là do văn hóa truyền thống còn in đậm trong tư tưởng như ‘’nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho Gia. Người Trung Quốc kính ngưỡng thiên địa quân thân sư (tức trời đất, vua, cha mẹ và thầy). Nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc tin rằng làm điều thiện có thiện báo, làm điều ác gặp ác báo.
Thế nhưng vào thời kỳ Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã chủ trương phá tan văn hóa truyền thống của Trung Quốc với ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’.
***
Từ đó Trung Quốc đã quay lưng với văn hóa truyền thống dân tộc, cắt đứt liên hệ với trời và đất; từ đó mà người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất.
***
Mao Trạch Đông đã từng nói là ông ta không theo Đạo cũng không theo Trời. Mà văn hóa truyền thống Trung Quốc kính trời và gần với Đạo.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ di sản tinh hoa của đất nước. Những di sản này bị khép vào tội là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại” nên phải tiêu hủy. Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại của Hồng vệ binh. 1000 pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh bị đập phá tan tành.
Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời Đông Hán ở thành phố Lạc Dương. Trong chiến dịch ‘phá tứ cựu’ ngôi chùa này bị đập phá tan tành. Những bức tượng Mười tám vị La Hán bằng đất sét hơn 1000 năm tuổi được làm trong triều đại nhà Liêu đã bị phá hủy. Kinh Bối Diệp do một vị cao tăng người Ấn Độ mang đến Trung Quốc 2000 năm trước đã bị đốt.
Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật. Các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong đền Jokhang ở Tây Tạng bị hủy mất khuôn mặt; thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….
***
Văn hóa là linh hồn của dân tộc, sự phát triển văn hóa định ra nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó.
***
Chính vì thế mà sau khi ‘Cách mạng văn hóa’ tại Trung Quốc phá hủy văn hóa dân tộc, cắt liên hệ với trời đất, thì đạo đức người Trung Quốc càng ngày càng tụt trên dốc lớn, khiến người với người trở thành vô cảm.
Chủ trương ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’ đã phá vỡ tan trái tim của người Trung Quốc khiến con người với nhau trở nên vô cảm.
Không chỉ quan hệ giữa con người với nhau là vô cảm, mà toàn bộ xã hội cũng đều trở thành giả tạo.
Một xã hội coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính; đây cũng chính là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc ngày nay. Dưới sự thống trị của ĐCS Trung Quốc những thứ giả lan tràn khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng gà cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả, rốt cuộc danh xưng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” cũng là giả nốt.
Toàn bộ Trung Quốc biến thành một xã hội lừa đảo chạy theo tiền, chỉ để có tiền mà bất chấp lương tâm. Trước đây thuốc lá giả, rượu giả thì cũng chỉ là chất lượng sản phẩm không tốt, mạo nhận nhãn hiệu nổi tiếng, còn hiện tại thì nào là thuốc lá nhiễm độc, rượu nhiễm độc, thực phẩm nhiễm độc, thịt heo nhiễm thạch tín, sữa nhiễm melamine v.v. Tất cả chỉ là vì cầu tài mà hại mệnh.
***
Xét cho cùng, người dân Trung Quốc thật sự rất đáng thương. Họ cũng chỉ là nạn nhân của một xã hội mà chế độ cầm quyền là ĐCS Trung Quốc đã phá hủy đi văn hóa truyền thống và cũng là phá hủy luôn trái tim dân tộc của họ.
***
ad: bonfirefunds
0 on: "Vì sao người Trung Quốc lại trở nên vô cảm đến như vậy"